Cùng nhau bàn chuyện “vàng mã” tại Việt Nam

Ngày 12/11 UBMTTQ Việt Nam thành phố Huế tổ chức buổi tọa đàm về “Hiện tượng vàng mã-lịch sử và những vấn đề quan tâm hiện nay”. 

Cùng nhau bàn chuyện “vàng mã” tại Việt Nam
Cùng nhau bàn chuyện “vàng mã” tại Việt Nam ảnh 1Cùng nhau bàn chuyện “vàng mã” tại Việt Nam ảnh 2Cùng nhau bàn chuyện “vàng mã” tại Việt Nam ảnh 3Cùng nhau bàn chuyện “vàng mã” tại Việt Nam ảnh 4Cùng nhau bàn chuyện “vàng mã” tại Việt Nam ảnh 5

Buổi tọa đàm đã thu hút đông đảo nhân dân, trí thức, các tu sĩ bàn về nhiều vấn đề tài nóng liên quan đến “vàng mã” như : Câu chuyện giấy tiền vàng mã hôm nay: lần tìm từ yếu tố nguồn cội; hay vấn đề vàng mã nên nhìn vào khía cạnh tích cực; Phật giáo với tục đốt vàng mã trong tín ngưỡng thờ cúng và rải vàng mã khi đưa tang….

Tập tục từ ngàn xưa

Tục đốt vàng mã là tập tục ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, ăn sâu vào tâm thức mọi tầng lớp nhân dân, là nghi lễ dựa trên tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam từ nhiều đời nay. Tập tục này ảnh hưởng từ Trung Quốc.

Thượng tọa Thích Huệ Phước - Phó trưởng ban trị sự kiêm Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo VN tỉnh Thừa Thiên- Huế khẳng định, tục đốt, rải vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc, nó không thuộc về văn hóa Việt Nam và càng không phù hợp với tinh thần từ bi trí tuệ của Phật giáo. 

Bởi lẽ đạo Phật là con đường đi lên của trí tuệ giác ngộ giải thoát. Không có bóng dáng mê tín dị đoan trong giáo lý nhà Phật. Quan điểm của đạo Phật luôn bác bỏ những tục lệ mê tín có phương hại đến thuần mong mỹ tục.

Ở Việt Nam, cho đến cuối thế kỷ XIX tập tục đốt áo giấy và đồ vàng mã vẫn hình thành và còn di lưu đến ngày nay. Từ các lễ cúng thành của phụ nữ, lễ trai tiếu bạt độ đến lễ trai đàn chẩn tế đều dùng nhiều loại phẩm phục giấy, vàng, bạc nén giấy, giấy tiền.

 Tất cả đều bắt nguồn từ sự mê tín về các linh hồn thần thánh, ma quỷ. Từ sự hoang tưởng rằng có đốt vàng mả, áo giấy, quỷ thần và vong linh mới phù hộ con cháu ở dương gian.

TS Trần Đình Hằng - Giám đốc Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế - cho biết: Tục đột vàng mã có căn nguyên từ tín ngưỡng phồn thực và nghi lễ hiến sinh. 

Hiến tế là nghi lễ làm cho một người, một vật trở thành linh thiêng để chứng tỏ sự lệ thuộc, phục tùng để cầu mong, khát vọng bình an, hạnh phúc, ấm no…

Vì vậy thứ gì trân quý nhất, phải dùng để hiến cho thần linh, thế lực siêu nhiên. Ban đầu từ việc hiến tế trinh nữ, hài đồng (trẻ nam và nữ còn trinh nguyên nhất) sau đó đã được thay thế bằng tù binh, kẻ thù. 

Khi văn minh nhân loại phát triển thêm một bước nữa thì việc dùng mạng sống con người để hiến tế trở nên man rợ, vật hiến tế được thây thế bằng những con vật quý như voi trắng, trâu trắng, dê trắng… và cuối cùng từ con vật đã chuyển sang đồ vật, đó là những hình nhân thay thế, những vật dụng thay thế và vàng mã ra đời.

Dưới thời nhà Nguyễn, tục đốt vàng mã điển hình nhất cũng đã được sử sách chép lại, đó là vào năm 1925, vua Khải Định băng hà. Triều đình đã làm nguyên một ngôi điện Kiến Trung bằng giấy thật lớn để đốt cúng cho vua. 

Ý nghĩa của việc đốt vàng mã là mong muốn cung cấp cho người đã khuất những vật dụng cần thiết để sử dụng ở cõi âm như lúc còn sống.

Nên hay không nên “ cổ súy” đốt vàng mã ?

Theo ý kiến của các nhà chuyên môn tại buổi tọa đàm, ngày nay tục đốt vàng mã đã biến tướng đến mức khôi hài đáng báo động. Các cơ sở sản xuất vàng mã đã “năng động” đến mức đã làm ra các sản phẩm thời thượng từ ô tô, xe máy, điện thoại thông minh (Iphone, Ipad, smatphone), tiền đồng dolar, tiền ngân hàng địa phủ cho đến cả các người mẫu, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng…để phục vụ cho nhu cầu của người dùng. 

Trong các lễ nghi tang ma, hiếu nghĩa, người ta không chỉ đốt vàng mã truyền thống mà còn phung phí hàng chục, có khi đến hàng trăm triệu cho việc đốt các vật dụng vàng mã.

Qua thống kê chưa đầy đủ hiện trên địa bàn thành phố Huế có 226 có cơ sở sản xuất và kinh doanh vàng mã. Thu hút khoảng 356 lao động, doanh thu hàng năm ước tính khoảng 50 đến 60 tỷ đồng. 

Vì là một trong những địa phương tiêu thụ hàng mã lớn của cả nước do đó có nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh “câu chuyện vàng mã”. Một số người cho rằng đốt vàng mã là hủ tục mê tín dị đoan, không có ích cho xã hội. 

Một số khác cho rằng đó là chuyện bình thường, thể hiện mối quan hệ cung cầu tất yếu xảy ra trong cơ chế thị trường và chắc sẽ không thể ngăn cấm được.

Tục đốt vàng mã nếu hiểu theo gốc độ văn hóa, chúng ta có thể nhìn nhận đó là một tập tục mang tính đạo lý của người phương Đông và Việt Nam nói riêng. 

Việc đốt đồ mã xuất phát từ ý nghĩa lễ thể hiện lòng thành kính của người sống đối với người chết. Trên quan niệm “kẻ chết sống vô hình bên cạnh người sống” và “ở thế giới bên kia, mọi thứ ngược lại với người sống…” đã trở thành hoạt động không thiếu trong các nghi lễ cúng tế. Và dĩ nhiên đồ mã cũng từ đó được sử dụng như là phương tiện để biểu lộ danh phận và thực lực cá nhân trước thế lực siêu hình.

Việc ngăn chặn hoàn toàn tục đốt đồ mã cũng không thể thực hiện được. Chúng ta chỉ có thể đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn triệt để các thành phần lạm dụng việc đốt đồ mã. 

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh thì cho rằng: “Việc hạn chế đi đến chấm dứt, bài trừ hủ tục rải đốt vàng mã trong tang tế hoàn toàn không phương hại gì đến tìn ngưỡng thời cúng tổ tiên, vong linh của người Việt. Bởi vì hạt nhân của tín ngưỡng này là tôn trọng, phụng thờ, tưởng nhớ người đã khuất. 

Tôn trọng, thờ cúng, tưởng nhớ người đã khuất đòi hỏi phải dâng cúng những gì thanh khiết như hoa quả phẩm, thực hiện các động tác lễ bái trang trọng. Chứ không phải dâng cúng vật thực linh đình, đốt minh khí, áo giấy, vàng mã chất chồng”. 

Cũng theo lời nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh để hạn chế việc đốt vàng mã các cơ quan chức năng cần tổ chức tốt việc tuyên truyền giải thích, vận động nhân dân hưởng ứng nếp sống mới, giảm việc đốt vàng mã khi cúng tế và rải vàng mã khi đưa tang, 

Ngoài ra cần quản lí các cơ sở sản xuất nhất là việc cấm chỉ việc in và buôn bán tiền giấy mô phỏng tiền ngân hàng nhà nước Việt Nam hay mô phỏng tiền đô của các nước khác. 

Đặc biệt mọi người dân càng phải ý thức rõ rải vàng mã khi đưa tang, cúng và đốt vàng mả, đồ giấy là hủ tục không phải của người Việt Nam mà chỉ là hủ tục của người Hoa từ thời phong kiến xa xưa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ