Cụm thi đua số 6: Hướng tới năm học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

GD&TĐ - Ngày 15/3 tại Gia Lai, Cụm thi đua số 6 tổ chức Hội nghị giao ban giáo dục và đào tạo 5 tỉnh Tây Nguyên lần thứ nhất năm học 2016 – 2017.

Cụm thi đua số 6: Hướng tới năm học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Huỳnh Nữ Thu Hà – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; đại diện Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhận định: Vượt qua nhiều khó khăn, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội thì giáo dục và đào tạo khu vực Tây Nguyên có những bước phát triển đáng mừng.

Thứ trưởng lưu ý: Chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc năm học và bước vào kỳ thi THPT quốc gia, do vậy nhiệm vụ rất nặng nề. Lãnh đạo Sở GD&ĐT các đơn vị cần chia sẻ những kinh nghiệm hay của tỉnh mình để các địa phương khác học tập.

Đồng thời, các Sở cần nêu rõ những khó khăn, vướng mắc để hội nghị cùng trao đổi; những kiến nghị, đề xuất với Bộ về công tác điều hành để lãnh đạo Bộ cũng tháo gỡ, hướng tới một năm học hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.

Báo cáo với Thứ trưởng và đoàn công tác của Bộ, ông Huỳnh Minh Thuận – Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai, Trưởng cụm thi đua số 6 - cho biết:

Quy mô trường, lớp, học sinh của Cụm thi đua số 6 tiếp tục phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt hoặc xây mới theo nhu cầu của từng tỉnh.

Tính đến nay, toàn cụm có 3.324 trường với 51.748 lớp học. Tuy nhiên, toàn cụm tổng số học sinh bỏ học khá cao khi lên tới 2.928 học sinh (0,26%). Trong đó, cấp tiểu học 499 học sinh, THCS 958 học sinh và THPT là 1.461 học sinh.

Đáng lưu ý, học sinh bỏ học rơi chủ yếu vào các địa bàn khó khăn, nhất là vùng dân tộc thiểu số. Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học cần có sự tăng cường chặt chẽ giữa ngành giáo dục với chính quyền địa phương.

Các Sở GD&ĐT cũng cần chỉ đạo các trường tiến hành bồi dưỡng, phụ đạo, ôn tập cho học sinh học lực yếu, giúp các em tự tin trong học tập. Các giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy và quan tâm đến trình độ, kiến thức, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT các tỉnh đã chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, những đổi mới, sáng tạo trong nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là những cách làm hay, mô hình mới mang lại hiệu quả thiết thực.

Đồng thời, lãnh đạo các Sở cũng có nhiều đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Bộ để cho giáo dục và đào tạo địa phương được phát triển, như: Đề nghị Bộ GD&ĐT tham mưu với Chính phủ xem xét miễn thu học phí của các cháu học sinh mầm non là người dân tộc thiểu số; mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục tham mưu Chính phủ để thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học, nhà công vụ cho giáo viên; đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm, sớm ban hành quyết định thành lập trường CĐ Cộng đồng Đắk Nông…

Ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của Cụm thi đua số 6, đại diện các Vụ, Cục chức năng của Bộ GD&ĐT có một số giải đáp, tháo gỡ ngay tại Hội nghị. Những đề xuất, kiến nghị liên quan tới thẩm quyền cấp cao hơn, các Vụ, Cục chức năng của Bộ sẽ có tham mưu cấp trên để sớm được giải quyết cho các tỉnh.

Cụm thi đua số 6: Hướng tới năm học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ảnh 1Cụm thi đua số 6: Hướng tới năm học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ảnh 2Cụm thi đua số 6: Hướng tới năm học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ảnh 3Cụm thi đua số 6: Hướng tới năm học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ảnh 4

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.