Cứ nghĩ nước râu ngô cực tốt, nhiều người đun uống ngày nắng, sự thật này sẽ khiến bạn phải nghĩ lại

GD&TĐ - Dùng nước râu ngô thay cho nước lọc uống hàng ngày để giải nhiệt có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất nước, mỏi mệt.

Nước râu ngô lành tính nhưng không dùng để uống thay thế cho nước lọc, ảnh minh họa.
Nước râu ngô lành tính nhưng không dùng để uống thay thế cho nước lọc, ảnh minh họa.

Người lớn tuổi cần cẩn trọng khi dùng

Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện loại cao râu ngô được quảng cáo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm sạch bàng quang, hết sỏi thận, tốt cho gan…Sản phẩm cao râu ngô tiện dụng trên đang được rất nhiều chị em tìm mua sử dụng uống thay nước trong những ngày nắng nóng.

Râu ngô là vị thuốc dân gian phổ biến được sử dụng trong dân gian giúp lợi tiểu và giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước, râu ngô có thể gây ra tình trạng mất nước, phụ nữ trong thời kỳ kinh sẽ dễ bị đau bụng.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong y học cổ truyền, nước râu ngô có tính bình, lành tính được dùng thích hợp cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, không nên dùng cao râu ngô hay nước râu ngô để uống thay nước lọc. Nếu lạm dụng sẽ gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe.

Râu ngô có tính giải nhiệt và lợi tiểu, nếu uống nước râu ngô thay nước có thể làm cho cơ thể phải đi tiểu nhiều dễ gây ra hiện tượng mất nước. Khi mất nước có thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi làm việc sẽ kém tập trung.

Đồng quan điểm với Lương y Vũ Quốc Trung, Lương y Bùi Hồng Minh cho rằng râu ngô có chứa nhiều vitamin K và một số chất đường, muối Kali có công dụng cầm máu, lợi tiểu tăng lượng nước tiểu 2-5 lần, tăng bài tiết mật, bilirubin trong máu. 

Với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên dùng nước râu ngô để uống thay thế cho nước lọc dễ khiến cho trẻ bị mất cân bằng điện giải trong cơ thể, kém hấp thu vi chất, chỉ nên dùng râu ngô là nước uống bổ sung với lượng nhỏ cho trẻ uống thêm.

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết thêm: “Với người lớn, khi dùng cũng cần phải lưu ý râu ngô có tác dụng cầm máu, với người bị máu đông tuyệt đối không nên dùng. Người cao tuổi bị mỡ máu cũng hạn chế uống.  Một số người mắc bệnh tim đang uống thuốc chống đông máu cũng không sử dụng nước râu ngô thường xuyên”.

Phụ nữ đang hành kinh không nên uống

Lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo, hiện nay trên thị trường có bán một số loại cao râu ngô, chị em không nên lạm dụng uống thay thế nước lọc. Khi dùng cao râu ngô cần có sự tư vấn của người có chuyên môn.

“Chị em lưu ý trong thời kỳ đang hành kinh không nên uống nhiều nước rau ngô và cao rau ngô sẽ làm tình trạng đau bụng kinh sẽ nặng hơn. Râu ngô có tác dụng đông máu, vì vậy rất dễ hình thành máu hòn máu cục, nguy hiểm nhất có thể bị bế kinh”, Lương y Bùi Hồng Minh nói.

Râu ngô có tác dụng lợi tiểu vì vậy chỉ nên dùng vào buổi sáng hoặc trưa không nên dùng vào buổi tối có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ vì phải đi tiểu nhiều ban đêm. 

Để dùng râu ngô an toàn nên chọn nguồn râu ngô sạch, tin tưởng vì râu ngô có thể có tồn dư chất bảo vệ thực vật. Râu ngô cũng là một vị thuốc, vì vậy cần phải dùng có liệu trình và theo hướng dẫn của bác sĩ để an toàn cho sức khỏe.

Theo Em Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.