Củ nâu chữa kiết lỵ ra máu

Củ nâu có vị ngọt, chát, tính bình, không độc, có tác dụng tốt cho ruột, dạ dày,...

Củ nâu chữa kiết lỵ ra máu
Cu nau chua kiet ly ra mau - Anh 1

Củ nâu

Củ nâu có vị ngọt, chát, tính bình, không độc. Loại củ này có tác dụng tốt cho ruột, dạ dày, đồng thời có thể chữa các chứng bệnh như: Tích tụ hòn báng, có khả năng sát trùng và cầm, chữa chứng tiêu chảy hoặc chứng kiết lỵ ra máu hay ra mủ.

Ngoài ra, củ nâu còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt cho phụ nữ như: Chứng tích huyết thành hòn, cục. Củ nâu cũng có thể dùng làm thuốc chữa các thương tích về xương cốt như: Gãy, rạn xương.

Điều tiện lợi nhất đối với củ nâu là vị thuốc này có thể thu hái quanh năm, không theo mùa vụ như một số vị thuốc nam khác. Củ nâu vừa thu hái xong có thể dùng luôn khi còn tươi hoặc có thể thái mỏng phơi khô để dùng dần. Nếu dùng tươi thì cần vùi xuống cát để bảo quản.

Chữa bệnh tiêu chảy: Củ nâu 10g (loại đã ép bỏ bớt nhựa), vỏ dộp ổi 5g, nụ vối 5g. Đem các vị thuốc rửa sạch, để ráo nước rồi sắc bằng siêu đất lấy nước uống. Mỗi ngày uống ba lần, mỗi lần 50ml nước thuốc, cần uống trước khi ăn và uống liên tục trong ba ngày.

Chữa bệnh kiết lỵ ra máu: Bã củ nâu 10g, lá mơ lông 15g, búp chè 10g, cỏ sữa 5g. Đem các vị thuốc sắc lấy nước uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần 60ml nước thuốc. Cần uống liên tục từ 4 - 6 ngày.

Theo Giao Thông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.