Cụ bà 88 tuổi vá xe máy ở Đê La Thành

Hình ảnh cụ bà tóc bạc trắng cặm cụi vá săm xe máy trên vỉa hè Hà Nội, công việc xưa nay vốn dành cho nam giới, khiến người đời trầm trồ. Với cụ, làm việc không chỉ để mưu sinh.

Với cụ Vân đây không chỉ là công việc mưu sinh mà còn là niềm vui, nơi rèn luyện sức khỏe. Ảnh: Ngọc Thi
Với cụ Vân đây không chỉ là công việc mưu sinh mà còn là niềm vui, nơi rèn luyện sức khỏe. Ảnh: Ngọc Thi

20 năm vá săm

Người đàn bà đặc biệt mà chúng tôi nhắc đến trong câu chuyện trên là cụ Nguyễn Thị Vân (88 tuổi) người gốc Hà Nam nhưng đã sinh sống ở Hà Nội từ thời còn đôi mươi. Với người dân trên sinh sống và làm việc trên phố Đê La Thành thì cụ Vân không còn xa lạ.

Cũng chính vì vậy, chúng tôi nhanh chóng tìm được cụ Vân qua sự chỉ dẫn của một bác xe ôm.“Bà ấy sửa xe vá xe có tiếng đấy, tìm đến bà ấy là chuẩn đấy, 90 tuổi rồi mà vẫn khỏe và nhanh nhẹn lắm, chúng tôi phải nể bà ấy đấy” - Bác xem ôm nhắn nhủ.

Lúc chúng tôi đến, cụ Vân vừa sửa xe xong cho một khách hàng. Mặc dù tuổi đã cao nhưng cụ trẻ, khỏe so với sự tưởng tượng của chúng tôi rất nhiều. Mắt cụ sáng, thính tai, giọng nói rõ ràng, tuy bước chân có hơi chậm chạp nhưng dáng người vẫn thẳng.

Cụ kể, bản thân đã làm được nghề này gần 20 năm. Ngày mưa cũng như ngày nắng cũng vậy cụ ngồi từ 5 giờ 30 đến 19 giờ. Hôm nào có khách cụ sẵn sàng về muộn.

Cụ bảo, có hôm 10 độ vẫn ngồi, rét hơn mới chịu. Bất ngờ hơn là cụ bảo không hề biết tê chân, đau lưng, ngồi cả ngày không biết mệt. Cụ cho biết thêm, đã gần chục năm nay cụ không bị viêm họng khi trái gió trở trời.

Nhung phan dan ba thi thanh (7): Cu ba 88 tuoi va xe may o De La Thanh - Anh 2

Gần 90 tuổi, cụ Nguyễn Thị Vân vẫn nhanh nhẹn trong việc bơm, vá xe. Ảnh: Ngọc Thi

Đồ nghề của cụ Vân đơn giản, gói gọn trong một chiếc làn cũ đã bạc màu, chỉ có chiếc bơm cũ, vài cái săm mới, đôi ba cái khăn dính dầu và dụng cụ vá săm (búa, hai cái móc lốp, kìm, cờ lê).

Nói đến đây cụ cầm chiếc bơm lên và khoe đây là chiếc bơm cổ, đã từ rất lâu đời, rất bền. Với cụ Vân đây không chỉ là đồ nghề giúp cụ kiếm sống mà còn chứa đầy ắp những kỷ niệm với người chồng quá cố của mình.

Trước khi đến với nghề vá săm, cụ Vân làm đủ thứ nghề để kiếm sống như: bán bánh kẹo, bán đồng nát, may vá thuê… Từ năm 1997, hai vợ chồng cụ quyết định hành nghề sửa xe và quyết định gắn bó tới bây giờ.

Trước đây, cụ ông là người làm nghề chính, cụ Vân chỉ làm những việc lặt vặt rồi theo năm tháng cụ cũng học lỏm được ít nhiều khi quan sát chồng làm.

Cách đây 6 năm, do tuổi cao sức yếu, cụ ông qua đời. Ai cũng tưởng rằng, không có cụ ông thì cụ Vân không làm nữa, con cái gia đình cũng muốn cụ nghỉ ngơi, vui vẻ cùng cháu chắt nhưng cụ không chịu. Hằng ngày, cụ xách đồ nghề ra chỗ quen thuộc.

“Con cái tôi cũng chỉ là công nhân về hưu với đồng lương ít ỏi, kinh tế không thể được coi là khá giả. Tôi còn khỏe, đi làm được đồng nào hay đồng ấy, hàng tháng tôi kiếm được 1,5 triệu đồng, đóng 1 triệu tiền ăn, chừa ra một ít để tiêu vặt” - Cụ Vân cho biết.

Đi làm để khỏe

Cụ Vân cho biết, việc kiếm sống từ nghề này trở nên khó khăn hơn so với ngày xưa rất nhiều. Không ít lần bà ngồi từ sáng đến tối mà không hề có khách nào.

Mỗi lần vá 20.000 đồng, bơm xe máy 3.000 đồng, xe đạp 2.000 đồng. Khó khăn hơn bởi sức khỏe cụ dẫu có khỏe vẫn không đủ sức cạnh tranh với những điểm sửa xe xung quanh.

Khi chúng tôi hỏi, tuổi đã cao, lại làm công việc nặng nhọc những khó khăn bà gặp phải khi sửa xe làm gì, cụ Vân bảo: “Không phải loại xe nào hỏng săm tôi cũng vá được, tôi chỉ vá được các dòng xe số thông thường.

Bây giờ có nhiều loại xe mới ra, có những đổi mới, tôi không biết cũng không đủ đồ nghề để vá. Dù vẫn khỏe mạnh, minh mẫn nhưng tay tôi không thể so với cánh đàn ông nên tôi có phần chậm chạp hơn. Nhiều khi thấy người đi đường dắt xe tôi gọi vào để sửa cho họ, không ít người bất ngờ, không tin một bà cụ như tôi có thể sửa xe”.

Hằng ngày, vào những lúc rảnh rỗi, không có khách cụ Vân lại tập thể dục tại chỗ, lúc thì chống đẩy, đôi khi lại là những động tác thể dục đơn giản tập để nhanh nhẹn chân tay. Miệng móm mém nhưng nhìn nụ cười hiền hậu, cụ bảo, mỗi ngày đều đặn chống đẩy 2 lần, mỗi lần 12 cái vào sáng và tối.

Sáng thức dậy vào lúc 5 giờ, tập ở nhà nửa tiếng với các động tác chống đẩy, tập lưng, tập vai, tập cổ thì cụ ra công viên đi bộ vài vòng, xong rồi dọn hàng.

Cụ chia sẻ, tuổi già tập thể dục là tốt nhất, muốn không lẫn thì ra ngoài giao tiếp, muốn không liệt thì chịu khó đi lại. Từ tuổi 50 trở đi bà chịu khó đánh cầu lông để rèn đôi mắt phản xạ nhanh.

“Sửa xe không chỉ giúp tôi kiếm được tiền mà được giao tiếp với bên ngoài. Tuổi cao rồi, không hoạt động là cứng chân lại, không giao tiếp với mọi người sẽ dễ dở hơi.

Tôi giờ vẫn đan được mũ, khăn, áo. Xỏ kim thì được, chỉ có điều tay hơi run nên khó khăn hơn thôi. Tôi sẽ vẫn tiếp tục công việc, trừ khi vài năm nữa sức khỏe đi xuống không thể đáp ứng được mới thôi” - Cụ cho biết.

Nhiều người ở tuổi của cụ sẽ chọn cuộc sống an nhàn, sum vầy bên bạn bè, con cháu nhưng với cụ Vân còn khỏe mạnh, minh mẫn nghĩa là còn lao động. Một phần là đỡ đần kinh tế gia đình, phần lớn là cụ vui khi được giao tiếp với người đời.

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.