Công thức chữa đau dạ dày chỉ tốn chưa đến 2.000 đồng

GD&TĐ - Không phải ai mắc phải loại vi khuẩn này cũng bị đau dạ dày, tuy nhiên ở những người đau dạ dày do vi khuẩn Hp thì bệnh có thể biến chứng thành loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày

Đau dạ dày có thể biến thành ung thư dạ dày.
Đau dạ dày có thể biến thành ung thư dạ dày.

1. Nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày:

Vi khuẩn

Trong số các loại vi khuẩn gây bệnh cho người, vi khuẩn H.pylori (gọi tắt là Hp) là loài vi khuẩn duy nhất sinh sống tốt trong dạ dày. Không phải ai mắc phải loại vi khuẩn này cũng bị đau dạ dày, tuy nhiên ở những người đau dạ dày do vi khuẩn Hp thì bệnh có thể biến chứng thành loét dạ dày tá tràng (6% số người có vi khuẩn Hp) và ung thư dạ dày (khoảng 1% số ca có Hp).

Nhiễm vi khuẩn Hp cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày lên 6 lần so với những người không nhiễm Hp. Vì vậy, phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa xâm nhiễm vi khuẩn là cách tốt nhất để phòng bệnh, kết hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh, bạn sẽ tránh được các nguy cơ do vi khuẩn Hp gây ra.

Thuốc lá

Khi hút thuốc, nicotin sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết axit clohydric và pepsin – những chất trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp prostaglandin, chất có vai trò bảo vệ và phục hồi niêm mạc, thu hẹp các mạch máu dạ dày, từ đó dẫn tới tổn thương lớp bảo vệ này. Nicotin cũng khiến cholat có trong mật bị chảy ra ngoài dẫn tới dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.

Thói quen ăn uống

Các thói quen ăn uống không tốt là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày, ngoài ra chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày.

Ăn fast food và uống nước ngọt có thể gây đau dạ dày.

Ăn quá nhanh

Khi ăn quá nhanh, thức ăn chưa kịp bị nghiền nát, nước bọt trong khoang miệng chưa kịp trung hòa với thức ăn, điều này sẽ tăng gánh nặng co bóp cho dạ dày.

Hơn nữa, lúc ăn vào, dạ dày chưa kịp truyền tín hiệu cho não bộ và kết quả là, dịch trong dạ dày không kịp tiết ra để tiêu hóa.

Ăn quá no trước khi đi ngủ

Khi thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết mà bạn đã đi ngủ, lượng dư thừa sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, điều này sẽ dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.

Do đó, nếu bạn có muốn ăn hay uống thứ gì trước khi đi ngủ thì cũng cần chú ý, cho dù đó là thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa. Thời điểm tốt nhất cho bạn uống sữa là nửa tiếng trước khi nghỉ ngơi.

Ăn quá mức trước khi ngủ cũng gây đau dạ dày.

2. Cách chữa đau dạ dày hiệu quả:

Nha đam

Để chữa đau dạ dày, bạn chuẩn bị 10g lá nha đam còn tươi. Khéo léo gọt phần vỏ để lấy nhựa nha đam. Bạn nên dùng đầu dao ngược để gọt vỏ sẽ dễ hơn. Phần nhựa lấy được đem đun sôi với nước để uống.

Gel nha đam trong suốt với thành phần chủ yếu là nước và vô số các chất khoáng, vitamin cần thiết. Nó thường được dùng để làm đẹp da, điều trị chứng khó tiêu, táo bón và chữa đau dạ dày.

Bạn đun gel nha đam với nước sôi để uống.

Lá mơ

Sau vài ngày uống nước cốt từ lá mơ bạn sẽ thấy căn bệnh đau dạ dày khó chịu bấy lâu giảm đi rất nhiều. Mỗi ngày 1 lần, bạn lấy 20-30g lá mơ rửa thật sạch bằng nước muối hay nước rửa rau củ. Đợi một chút để lá mơ ráo bớt nước rồi mới đem giã nhuyễn và chắt lọc nước cốt để uống.

Hạt bưởi

Lấy 100g hạt bưởi bỏ vào 200ml nước nóng, để yên trong 2-3 giờ. Sau khoảng thời gian này, bạn sẽ có một cốc nước màu trắng nhầy trông như thạch. Mỗi ngày một lần, bạn uống thứ nước này sau khi ăn khoảng 2 tiếng cho đến khi nào hết đau thì thôi.

Theo Khỏe và Đẹp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.