Công nhận thêm 5 di tích cấp quốc gia

GD&TĐ - Bộ VH,TT&DL vừa có quyết định công nhận thêm 5 di tích cấp quốc gia tại các tỉnh Thái Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Đắk Nông và Bắc Giang.

Di cốt người tại di tích Mái đá bản Mòn. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Sơn La.
Di cốt người tại di tích Mái đá bản Mòn. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Sơn La.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định công nhận thêm 5 di tích cấp quốc gia, gồm: Di tích lịch sử Miếu Giàng (xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình); Di tích khảo cổ Mái đá bản Mòn (xã Thôm Mòn, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La); Di tích khảo cổ Hang Phja Thạng (xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn); Di tích khảo cổ Hang C6-1 (xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông); Di tích lịch sử Địa điểm làng chiến đấu Long Trì (thị trấn Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).

Trong các quyết định xếp hạng di tích quốc gia nêu trên, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL nêu rõ: Bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Đồng thời, UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng - trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Trong số 5 di tích được công nhận, di tích khảo cổ Mái đá bản Mòn (Sơn La) là một trong những điểm thu hút đông đảo khách tham quan cũng như giới nghiên cứu từ khắp trong và ngoài nước.

Theo thông tin từ Bảo tàng tỉnh Sơn La, di tích khảo cổ Mái đá bản Mòn được học giả người Pháp - bà M.Colani phát hiện và khai quật vào tháng 5/1927. Đến tháng 10/2004, Bảo tàng tỉnh Sơn La phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật một số vị trí.

Theo đánh giá của học giả M.Colani và các nhà khảo cổ học Việt Nam, di chỉ Mái đá bản Mòn là một xưởng chế tác công cụ lao động và đồ trang sức có niên đại hậu kỳ đá mới, cách đây khoảng 4.000 năm.

Trong 6 mái đá của di chỉ này chỉ có 2 mái đá có vết tích cư trú của con người. Mái đá phía Tây: Trên mặt nến của mái đá có lớp vỏ ốc tạo thành tầng dày 30cm, chủ yếu là ốc nước ngọt Melania. Dưới đáy, dọc theo thành vách là khối dăm kết vội, vỏ nhuyễn thể và các vật liệu khác khá vững chắc.

Vết tích tiền sử ở đây gồm: 1 chày nghiền bằng đá cuội, 2 viên đá có vết ghè đẽo, 1 chiếc rìu mài bị vỡ, 1 dùi xương nhỏ mài, 1 vài mảnh tước có dấu cưa và một số mảnh gốm cổ. Mái đá phía Đông: Rộng 20m, sâu 5m. Tầng văn hóa ở mái đá này còn tương đối nguyên vẹn, trầm tích khảo cổ dày tới vài chục cm, có chỗ dày tới 1,5m.

Trong tầng văn hóa phát hiện 1 rìu đồng, những mảnh vòng khoan tách lỏi và rất nhiều gốm thô. Ngoài ra, ở mái đá còn tìm thấy rìu có chuôi tra cán, rìu mài toàn thân chế tạo tinh xảo, đục tứ giác mài toàn thân lưỡi vát một mặt, đặc biệt là di cốt người chôn không sâu lắm, xương cốt vỡ vụn.

Mái đá bản Mòn được xếp hạng di tích cấp tỉnh ngày 28/4/2006. Năm 2017, di chỉ này được Bảo tàng tỉnh Sơn La phối hợp với cấp ngành địa phương lập dự án tu bổ, tôn tạo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mbappe tiếp tục vắng mặt ở đội tuyển Pháp.

Mbappe nguy cơ bị tuyển Pháp ngó lơ

GD&TĐ - Cựu cầu thủ Louis Saha cho rằng Kylian Mbappe có thể rút lui khỏi tuyển Pháp nếu mâu thuẫn giữa đôi bên không được giải quyết.