Công nghệ truyền hình cho người khiếm thính

Công nghệ truyền hình cho người khiếm thính

(GD&TĐ) Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghệ và khoa học NHK (Nhật Bản) đang phát triển một hệ thống phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu thông qua một nhân vật hoạt họa trên truyền hình.

Hệ thống này sẽ tự động chuyển những chuỗi từ tiếng Nhật thành các động tác. Mục đích của các nhà nghiên cứu là cải thiện các chương trình truyền hình có hỗ trợ ngôn ngữ kí hiệu cho người điếc, đặc biệt là trong trường hợp gặp thảm họa hoặc cung cấp những tin tức thời sự nóng hổi.

1

Phụ đề trong chương trình truyền hình đôi khi có tác dụng rất tốt. Nhưng với những người điếc bẩm sinh hoặc những người chuyên sử dụng ngôn ngữ kí hiệu thì phụ đề không phải là lựa chọn phù hợp. Hệ thống của NHK sẽ hiển thị một chuỗi các từ tiếng nhật, tự động so sánh và biến đổi nó thành ngôn ngữ kí hiệu thông qua một nhân vật đại diện ăn mặc khá chỉnh tề trong một phòng thu ảo. Hệ thống này cũng có khả năng thay thế các từ không dịch trực tiếp bằng các từ đồng nghĩa.

Naoto Kato, một nhà nghiên cứu của NHK, cho biết, đối với người điếc khi xem thông qua nhân vật hoạt hình có thể hiểu ở mức độ cơ bản tuy nhiên việc phiên dịch không phải lúc nào cũng nhuần nhuyễn. Hệ thống này vẫn chưa thực sự hoàn hảo và các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục sửa một số lỗi có trong các thành phần thuộc hệ thống. 

Linh Ngọc
Theo Physorg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Lần đầu nếm kẹo dừa non

GD&TĐ - Thực ra, kẹo dừa non được nhắc là quà đặc sản ở Phú Yên và thường mang màu vàng hoặc xanh cốm.

Khu vườn nhà êm ả. Ảnh: Ngọc Phạm

Giọt quê, giọt nhớ

GD&TĐ - Mỗi lần ai đó hỏi quê tôi ở đâu, mùa Xuân năm nay có về quê không, tôi thường trả lời quê em xa lắm, em không về...