Công nghệ Robotics – Mechatronics trong cách mạng công nghiệp 4.0

GD&TĐ -Ngày, 21/8 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Công nghệ Robotics – Mechatronics trong cách mạng công nghiệp 4.0: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam" do Bộ Công Thương phối hợp với bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

TS.Cao Bá Hưng – Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại Hội thảo.
TS.Cao Bá Hưng – Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại Hội thảo.

Tới dự có TS.Cao Bá Hưng – Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng đại diện các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp, các trường đại học, các cơ quan thông tấn báo chí cùng về dự họp.

Hội thảo này nằm trong chuối sự kiện chương trình "Đổi mới, sáng tạo Việt Nam năm 2018" diễn ra từ ngày 18 – 24/8/ 2018 tại Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong 03 ngày vừa qua, các chuyên gia công nghệ, các nhà khoa học đã tham gia các hoạt động, sự kiện nhiều ý nghĩa. Đặc biệt là những công bố, sáng kiến "Mạng lưới đổi mới, sáng tạo ở Việt Nam" tổ chức vào ngày 19/8 vừa qua với rất nhiều cảm xúc tự hào và hứng khởi.

Tại Hội thảo này, những câu chuyện mà các chuyên gia công nghệ, các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài đưa ra bàn về những xu hướng phát triển, về những thành tựu và hướng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ rô bốt và cơ điện tử trong công nghiệp đã giúp cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và ứng dụng trong đời sống để nâng cao hơn nữa chất lượng của cuộc sống.

Công nghệ Robotics-Mechatronics (ứng dụng công nghệ rô bốt và cơ điện tử trong công nghiệp) có thể xem là trong những trụ cột của nền công nghiệp 4.0 với những nhà máy thông minh và doanh nghiệp được chuyển đối số toàn diện và nhiều ứng dụng khác trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

Các đại biểu cùng chụp hình lưu niệm.
Các đại biểu cùng chụp hình lưu niệm. 

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Cao Bá Hưng – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Thực hiện nhiệm vụ xây dựng đề án "Công nghệ Robotics-Mechatronics trong cách mạng công nghiệp 4.0: nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam" do Thủ tướng chính phủ đặt ra, chúng tôi đã phối hợp với bộ Kế hoạch Đầu tư, bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện, triển khai đề án.

Trong quá trình thực hiện chương trình, chúng tôi đã quy tụ nhiều chuyên gia công nghệ, các nhà khoa học người Việt trên khắp thế giới đến cùng chia sẻ tầm nhìn chiến lược với các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp trong nước về cách tiếp cận, giải pháp vận dụng các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 vào quá trình xây dựng phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Các doanh nghiệp hiện đang rất cần các nhà khoa học, các chuyên gia cùng phối hợp để trả lời câu hỏi: Ai? và Làm như thế nào để giải quyết những thách thức này. Do đó những giải pháp đề xuất thực hiện cần có sư ghi nhận và đánh giá tổng thể và toàn diện nhưng cũng cần có thích nghi, cụ thể, phù hợp để giúp chúng ta có những thành công, những cơ hội về công nghệ rô bốt và cơ điện tử nói riêng và công nghiệp 4.0 nói chung có thể mang lại".

  Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Bộ Công thương, năm 2018 về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam với công nghiệp 4.0 cho thấy: Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù có nhu cầu lớn trong sản xuất, kinh doanh nhưng chưa có đủ tiềm lực. Hơn nữa định hướng trong đầu tư những ứng dụng công nghệ mới, công nghệ Rô bốt 4.0 vào trong quá trình sản xuất còn rất khiêm tốn.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chiếm trên 97% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí là siêu nhỏ. Vì vậy, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức về nguồn vốn, trình độ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực sáng tạo...

Mối liên kết giữa các doanh nghiệp với các tổ chức khoa học công nghệ còn hạn chế và chưa hiệu quả. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn giữa nhu cầu và ứng dụng công nghệ Rô bốt và cơ điện tử trong quá trình sản xuất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ