Công nghệ hạt nhân thế giới: Cận cảnh độ nóng

Tìm hiểu và học hỏi các quốc gia hạt nhân trên thế giới đã phát triển nhiều năm nay, đặc biệt các cường quốc hạt nhân dân dụng là cần thiết đối với một nước vừa bước chân trên con đường xây dựng nền công nghệ điện hạt nhân như Việt Nam.

 Lò phản ứng Experimental Breeder Reactor EBR-I, Arco, Idaho, Hoa Kỳ
Lò phản ứng Experimental Breeder Reactor EBR-I, Arco, Idaho, Hoa Kỳ
Công nghệ hạt nhân thế giới: Cận cảnh độ nóng ảnh 1Công nghệ hạt nhân thế giới: Cận cảnh độ nóng ảnh 2Công nghệ hạt nhân thế giới: Cận cảnh độ nóng ảnh 3

Những dấu mốc lịch sử

Thập niên 1950 của thế kỷ 20 chứng kiến sự ra đời và phát triển rộng khắp các châu lục các nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên.

Trước hết, cũng nên kể đến Lò phản ứng thử nghiệm năng lượng hạt nhân EBR-I, ở Arco (Idaho, Hoa Kỳ). Lò này, ngay từ ngày 20/12/1951, lần đầu tiên tiến hành thử nghiệm sản xuất điện và thắp sáng được bốn bóng đèn.

Thứ đến, Nhà máy điện hạt nhân APS-1 ở Obninsk (Nga) là nhà máy đầu tiên trên thế giới phát điện thương mại vào ngày 26/6/1954, đưa lên lưới dù công suất tổng cộng rất bé, 5MW. Lò hoạt động ngót nửa thế kỷ mãi đến ngày 30/4/2002 mới ngừng..

Tiếp đến 2 năm sau, nhà máy điện hạt nhân ở Calder Hall 1 (Anh Quốc) được khởi động ngày 27/7/1956, nối lưới điện quốc gia với công suất 50 MW. Đây là nhà máy điện hạt nhân (NM Đ HN) đầu tiên được xem thực sự mang tính thương mại và hoạt động mãi đến tháng 3/2003.

Nền công nghiệp điện hạt nhân thế giới

Sau giai đoạn khởi đầu 5 năm có ý nghĩa lịch sử đó, 50 năm qua, tính chính xác đến ngày 11/3/2014, trên toàn thế giới đã có 31 quốc gia có NMĐHN với 435 lò phản ứng đã xây xong và đang phát 372GW công suất điện. 

Các NMĐHN đã cung cấp khoảng 11,5% tổng sản lượng điện của thế giới và gấp hơn 3 lần tổng sản lượng điện của Pháp và Đức từ tất cả các nguồn cộng lại, là nguồn phụ tải đáy vững chắc và không gây phát thải khí độc hại nhà kính CO2

Khoảng 72 lò với 68 GW đang xây dựng ở 15 nước, tương đương 20% công suất hiện có và hơn 160 lò phản ứng đã lên kế hoạch xây dựng một cách chắc chắn, tương đương một nửa công suất hiện có. 

Ngoài ra, còn khoảng 240 lò phản ứng nghiên cứu và hơn 180 lò phản ứng hạt nhân khác cung cấp năng lượng cho khoảng 150 tàu và tàu ngầm ở 56 nước khác nhau.

Chi tiết hơn về tình hình các nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới có thể xem trong Bảng số liệu (Theo IAEA, đến 11/3/2014) và các Hình 2 và 3 sau đây.

Trong số 31 quốc gia hạt nhân đưa ra ở Bảng số trên, thì Mỹ, Nga và Pháp được xem là các cường quốc điện hạt nhân nổi bật nhất.

Mỹ ở đầu bảng với 104 lò phản ứng hạt nhân đang vận hành với tổng công suất phát điện đạt 101.465 MW v à 5 lò đang xây dựng với tổng công suất dự kiến là 5.633 MW.

Nước Pháp ở vị trí thứ hai với 58 lò phản ứng hạt nhân đang vận hành sản xuất với tổng công suất phát điện đạt 63.130 MW và 1 lò đang xây dựng loại công suất lớn nhất hiện nay với công suất phát điện 1.600 MW.

Nước Nga ở vị trí thứ ba với 38 lò phản ứng hạt nhân đang vận hành với tổng công suất phát điện đạt 23.643 MW và 10 lò đang xây dựng với tổng công suất dự kiến là 8.382 MW.

Ba quốc gia cường quốc điện hạt nhân trên đây cũng là những đối tác lớn nhất mà Việt Nam đã và đang hướng đến nhằm mục tiêu hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực phục vụ nền công nghệ điện hạt nhân non trẻ của mình.

Theo vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.