Công dụng và cách dùng nấm linh chi trong hỗ trợ điều trị ung thư

GD&TĐ - Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nấm linh chi có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị ung thư. ThS. Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện TƯQĐ 108 chia sẻ thêm về công dụng, cách dùng nấm linh chi hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý ác tính nói chung, ung thư nói riêng.

Trà linh chi được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tiện dụng và hiệu quả
Trà linh chi được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tiện dụng và hiệu quả

Theo Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trong y học cổ truyền, rất nhiều vị thuốc có khả năng can thiệp vào quá trình trị liệu ung thư. Có 4 nhóm chính gồm: trực tiếp diệt hoặc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, phục hồi các rối loạn của cơ quan tạng phủ và phòng chống các tác dụng không mong muốn của hoá trị liệu hoặc xạ trị liệu. Cho đến nay, kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, linh chi có tác dụng dược lý khá phong phú:

- Có khả năng tiêu trừ các gốc tự do, trợ giúp men superoxide desmutase để khử độc tính của các gốc superoxide.

- Ổn định và cải thiện chức năng sinh lý của màng tế bào, tăng cường năng lực tổng hợp DNA, RNA và protein.

- Nâng cao công năng lực miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch tế bào, làm tăng sức đề kháng, chống lão hoá và kéo dài tuổi thọ.

- Cải thiện năng lực cung ứng ôxy của huyết dịch, hạ thấp lượng ôxy tiêu hao của tổ chức trong trạng thái nghỉ ngơi.

- Làm giảm độ nhớt của máu, tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch vành tim và động mạch não, có tác dụng điều chỉnh nhịp tim và làm hạ huyết áp.

- Có tác dụng làm giãn phế quản, giảm ho, long đờm, bình suyễn.

- Có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm đau.

- Làm giảm đường huyết và điều chỉnh rối loạn lipid má.

- Có khả năng giải độc, bảo hộ tế bào gan, chống ung thư, chống ảnh hưởng độc hại của tia phóng xạ và các chất độc đối với cơ thể.

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn cũng cho biết: Có nhiều cách dùng nấm linh chi tuỳ theo các dạng bào chế khác nhau như viên nang, trà tan, cao đặc, dịch chiết đóng ống...

Các dạng này được sản xuất bằng công nghệ hiện đại và khi dùng phải tuân theo chỉ dẫn của từng loại sản phẩm và của thầy thuốc. Nhưng, trên thực tế, người ta vẫn thích dùng linh chi dưới dạng thô vì thông dụng và rẻ tiền.

Với dạng này cũng có nhiều cách dùng khác nhau như trà linh chi, rượu linh chi, thuốc sắc linh chi, các món ăn - bài thuốc (dược thiện) được chế từ linh chi..., trong đó trà linh chi là thường được lựa chọn hơn cả.

Bạn nên chọn mua loại nấm to, lành lặn, dầy dặn và còn nguyên tán. Sau công đoạn làm sạch, dùng dao thái vụn hoặc thái thành lát mỏng, càng vụn càng mỏng thì càng tốt vì như vậy khi hãm với nước sôi mới chiết xuất được tối đa hoạt chất.

Cuối cùng đem sấy hoặc phơi thật khô rồi đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy chừng 10g đem hãm với nước sôi trong bình kín trong 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Cũng có thể dùng máy tán nghiền thành dạng mịn như bông, cách này giúp người ta sau khi hãm vừa uống được nước vừa ăn cả bã một cách dễ dàng và tiết kiệm, đây cũng là hình thức dùng linh chi tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.

Để làm cho trà linh chi tăng hiệu quả, thơm ngon, dễ uống và mở rộng phạm vi tác dụng, người xưa còn phối hợp linh chi với các vị thuốc khác để tạo ra các loại trà độc đáo như trà Linh chi hoàng kỳ, trà Linh chi ngân nhĩ, trà Linh chi cam thảo, trà Linh chi nhân sâm, trà Linh chi tam thất...

Như vậy, có thể thấy, linh chi can thiệp được vào nhiều khâu trong quá trình điều trị ung thư, bởi vậy dược liệu này rất có lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh lý ác tính.

Trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng trong và ngoài nước, đặc biệt là ở Trung Quốc và Hàn Quốc đã chứng minh điều này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...