Cộng đồng trách nhiệm

GD&TĐ - Cho đến giờ phút này, tất cả công việc, phần việc liên quan đến công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đã cơ bản hoàn tất. Đặc biệt ở các địa phương, bên cạnh chuẩn bị về nhân lực, vật lực chu đáo để bảo đảm an ninh, an toàn, kỷ cương cho kỳ thi, chính quyền và ngành Giáo dục còn quan tâm hỗ trợ, chăm lo cho thí sinh khó khăn.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Những ngày này, bếp ăn Trường THPT Trung An, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ luôn đỏ lửa mang đến những suất cơm trưa miễn phí cho học trò ở lại ôn thi. Nếu các nhà hảo tâm hỗ trợ gạo, tiền, thực phẩm thì thầy và trò các lớp dưới của trường góp công nhóm bếp. Học trò sau buổi ôn thi có bữa ăn trưa dinh dưỡng, yên lòng cho buổi ôn chiều.

Ở vùng cao Điện Biên, Trường THCS – THPT Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, ngay sau khi kết thúc năm học, học sinh của trường tham dự kỳ thi được bố trí vào ở bán trú tập trung. Mặc dù đã kết thúc chế độ theo quy định, song trường chủ động kêu gọi nguồn xã hội hóa để hỗ trợ mỗi học sinh 15kg gạo, vận động quyên góp thức ăn, rau xanh bổ sung từ nhiều nguồn, đảm bảo đủ ăn cho trò đến khi thi xong.

Tại Kon Tum, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, tỉnh có 1.225 thí sinh hoàn cảnh khó khăn là người dân tộc thiểu số, thuộc diện hộ nghèo, mồ côi. Để hỗ trợ các em yên tâm ôn tập và đi thi, UBND các huyện, Hội Khuyến học thành phố Kon Tum đã vận động được nguồn kinh phí hỗ trợ hơn 384 triệu đồng, trung bình 314.000 đồng/thí sinh. Ở Vĩnh Long, các đơn vị, tổ chức, cá nhân cũng tích cực giúp học sinh ôn thi, trong các ngày thi bằng suất ăn sáng, cơm trưa, dụng cụ học tập, tiền... quy đổi tổng cộng hơn 491 triệu đồng. Riêng Tỉnh đoàn tỉnh này, bên cạnh vận động gần 300 triệu đồng chăm lo thí sinh còn cử đoàn viên tình nguyện hỗ trợ đưa, đón từ nhà đến điểm thi và ngược lại đối với những em không có phương tiện đi lại hoặc phương tiện di chuyển bị hư hỏng giữa đường…

Học sinh 12 năm nay là lứa học trò đã chịu nhiều thiệt thòi, vất vả do suốt ba năm THPT phải học tập trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan rộng. Chỉ tính riêng năm học 2021 - 2022, nhiều nơi hơn nửa thời gian các em phải tạm dừng đến trường, học từ xa qua máy tính, truyền hình, phiếu giao bài. Điều kiện học tập khó khăn, đời sống sức khỏe, tâm lý nhiều biến động đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập.

Để hoàn thành tiến độ năm học và bảo đảm chất lượng, cán bộ quản lý, thầy cô đã nỗ lực hết sức, có nhiều biện pháp chuyên môn để củng cố kiến thức, hỗ trợ những em trong diện có nguy cơ trượt tốt nghiệp, phấn đấu đạt tỷ lệ tốt nghiệp ở mức cao nhất. Ở nhiều trường học vùng khó, trường phổ thông dân tộc nội trú như ở Gia Lai, Kon Tum, giáo viên còn sẵn sàng chong đèn hằng đêm để hỗ trợ học trò ôn thi miễn phí.

Những chăm lo mặt chuyên môn trong tầm tay thầy cô, nhưng có những khó khăn trong cuộc sống của học sinh, nhiều trường hợp nằm ngoài khả năng hỗ trợ của nhà trường. Chính vì thế, sự vào cuộc của chính quyền, các tổ chức hội đoàn, nhà hảo tâm trong việc chăm lo vật chất, tinh thần cho thí sinh khó khăn ôn thi có vai trò, ý nghĩa quan trọng.

Không để bất cứ thí sinh nào vì khó khăn kinh tế hay đi lại mà phải bỏ thi, sự chung sức của toàn xã hội cùng ngành Giáo dục những ngày này thực sự là dấu son lớn về tinh thần cộng đồng trách nhiệm, thể hiện truyền thống nhân văn và hiếu học của dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.

Inter Miami được cho là chuẩn bị gia hạn hợp đồng với Messi.

Inter Miami chuẩn bị chốt tương lai Messi

GD&TĐ - Theo nhiều nguồn tin, Messi và Inter Miami đã hoàn tất các điều khoản gia hạn, với thời hạn ít nhất một năm kèm tùy chọn kéo dài thêm một mùa.