Su Bin, 51 tuổi, người đã dùng tên Stephen Su và Stephen Subin, còn bị một thẩm phán liên bang yêu cầu trả thêm 10.000 USD tiền phạt.
Hồi tháng 3, Su đã thừa nhận trong biên bản thẩm vấn của nhà chức trách Mỹ về âm mưu cùng với hai sĩ quan quân sự giấu tên ở Trung Quốc, cố gắng lấy được sơ đồ của máy bay chiến đấu F-22, F-35 và máy bay vận tải quân sự C-17 của Boeing.
Chính phủ Trung Quốc luôn nhằm vào các bí mật công nghệ của Mỹ.
Theo hồ sơ của tòa án, bộ ba trên đã xoay sở để ăn cắp dữ liệu nhạy cảm bằng cách tấn công vào mạng máy tính của các công ty quốc phòng lớn sau đó gửi thông tin về Trung Quốc.
Su, người điều hành công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc có trụ sở ở Canada, đã bị bắt vào tháng 7/2014, sau đó bị dẫn độ về Mỹ để kết án.
Công tố viên Eileen Decker tuyên bố: "Trong nhiều năm liền, bị cáo này đã tìm cách phá hoại an ninh quốc gia của Hoa Kỳ bằng cách tìm kiếm thông tin có lợi cho chính phủ nước ngoài và cung cấp những thông tin cơ mật cho các nước đó".
Theo hồ sơ tòa án, Su đã đến Hoa Kỳ ít nhất 10 lần từ năm 2008 đến năm 2014 để liên hệ với các đồng phạm nhằm ăn cắp dữ liệu. Su cũng thừa nhận việc từng gửi email đến hai đồng bọn để thông báo mục tiêu mà các cá nhân, công ty và kỹ nghệ gia đang cần.
Mỗi khi đánh cắp được dữ liệu, Su sẽ dịch sang tiếng Anh và sau đó tìm cách bán đi.
Hoạt động gián điệp này của ông ta được các phương tiện truyền thông của Trung Quốc tán dương, ca ngợi như là một anh hùng.
Một bài xã luận đăng trên tờ Thời báo toàn cầu, tờ báo có quan hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc, đã bày tỏ: "Chúng ta luôn tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với những người phục vụ tổ quốc. Trên mặt trận thầm lặng không khói súng, Trung Quốc luôn cần những đặc vụ thu thập các bí mật của Mỹ".
Vấn đề các gián điệp mạng tràn lan dưới sự chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc nhằm vào ngành công nghiệp Mỹ luôn là nguyên nhân gây đụng độ giữa Bắc Kinh và Washington.
Năm ngoái, Mỹ đã truy tố 5 cán bộ quân sự của Trung Quốc về tội làm gián điệp mạng. Trong những năm 1990, một người Mỹ gốc Đài Loan tên là Wen Ho Lee đã bị buộc tội làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc. Bị cáo cuối cùng đã nhận tội để rồi chỉ bị phạt một khoản tiền nhỏ. Nhưng vụ việc sau đó lại kết thúc một cách thất bại đáng xấu hổ bằng lời xin lỗi từ Tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Năm 2008, một người Mỹ gốc Hoa là Chi Mak đã bị kết án tù 24 năm vì âm mưu buôn lậu công nghệ tàu ngầm nhạy cảm của Mỹ cho Trung Quốc.