Còn tư tưởng phải về nội ăn tết sẽ còn tư tưởng phải đẻ con trai!

Vấn đề ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại, theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa là việc không phải nan giải hay khó vượt qua như nhiều người vẫn nghĩ. Cứ thả lỏng tâm lý nhà nào cũng là nhà thì sẽ không còn chiến tranh lạnh.

Còn tư tưởng phải về nội ăn tết sẽ còn tư tưởng phải đẻ con trai!
Con tu tuong phai ve noi an tet se con tu tuong phai de con trai! - Anh 1

Ảnh minh họa.

Nên cho nàng dâu ăn tết nhà ngoại
Mỗi dịp cuối năm, câu chuyện về đâu ăn Tết lại trở thành đề tài nóng trong đời sống xã hội. Nhiều gia đình không tìm được tiếng nói chung đã gây nên sự mất bất hòa trong gia đình.

Chị Hoàng Lan nhân viên truyền thông ở Hà Nội tâm sự nhà chồng chị ở Việt Trì, nhà chị ở Hà Nội còn quê ngoại ở tận Ninh Bình. Năm nào chị cũng vội vàng về nhà ngoại vào ngày 27 – 28 rồi lại vội vàng về quê chồng ăn Tết. Chồng chị là con trai duy nhất nên 11 năm liền chị vẫn đều đặn về làm nghĩa vụ con dâu ngày Tết.

Nhiều khi thấy bố mẹ chị hỏi tết đến đâu, đi lại thế nào chị cũng thấy xót lòng. Chị ao ước có thể khoe với bố mẹ rằng năm nay con sẽ về nhà ông bà ăn tết nhưng đã 11 năm điều ấy chưa thể thành sự thật. Bố mẹ chị có hai cô con gái. Em gái lấy chồng cách nhà 10km nhưng Tết phải chiều tối mùng 1 mới đến nhà ngoại được, có năm gió rét, con nhỏ thì phải tới tận mùng 2, mùng 3. Thành ra, ông bà toàn ăn tết một mình.

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa ông theo dõi trên báo chí rồi mạng xã hội thấy một điều tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại rất sâu đậm ở xã hội hiện nay.

Phải thay đổi

Theo ông Hòa, những dịp này ông gặp rất nhiều người hỏi là nên về đầu ăn tết, ông đều trả lời rằng nếu nhà xa nên phân ra năm nhà nội, năm nhà ngoại. Nhà gần nên phiên phiến không nên cố giữ con dâu ở nhà chồng đến mùng 2, mùng 3 với cho về ngoại.

Còn trường hợp những cô gái lấy chồng xa, sống cùng nhà chồng cả năm thì ngày Tết nên để họ về sum vầy với bố mẹ đẻ. Là cha, là mẹ, theo ông Hòa ai đẻ con cũng mong con về.

Ông Hòa cho rằng nếu nhà ai cũng bắt con dâu về nhà nội ăn tết thì nhà ngoại sẽ ăn tết với ai. Nhất là thời nay, hầu như gia đình nào cũng chỉ có 1 đến 2 con không ít người chỉ có con một bề. Vậy những người sinh toàn con gái chẳng lẽ họ đều phải cô đơn đón tết.

Ở góc độ tâm lý hay xã hội, ông Hòa cho rằng nếu khư khư giữ cổ tục ăn tết ở nhà nội thì càng khiến cho người ta có tư tưởn cần phải sinh con trai. Họ nghĩ phải có con trai thì ngày lễ tết không cô đơn và đương nhiên ngầm cho việc lựa chọn giới tính, trọng nam khinh nữ gây ra mất cân bằng giới tính.

Về phía các ông chồng, ông Hòa cho biết nếu mẹ chồng còn giữ quan niệm cổ hủ thì không nên theo tư tưởng đó mà phải nghĩ cho vợ một chút. Ăn tết nhà vợ hay tết nhà mình cũng đều là đoàn viên, không cần nghĩ tâm lý dâu con rể khách để tình cảm gia đình thêm khoảng cách.

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...