Con trai 5 tuổi không chịu đi học, mẹ đã khiến bé thay đổi bằng "hành trình nhặt rác"

GD&TĐ -Thay vì tức giận hay ép buộc con, bà mẹ ba con đã giúp con dần dần nhận ra điều gì nên làm.

Vợ chồng Nuttanitcha và 3 con.
Vợ chồng Nuttanitcha và 3 con.
Vợ chồng Nuttanitcha và 3 con.

Vợ chồng Nuttanitcha và 3 con.

Nếu đứa con nhỏ của bạn luôn mè nheo và làm đủ cách từ chối việc đến trường, chiến thuật bạn sẽ sử dụng là gì để thuyết phục chúng? Một số cha mẹ nói rằng họ sẽ đưa ra một thỏa thuận với con là nếu con đồng ý đi học, họ sẽ chuẩn bị cho chúng món ăn yêu thích. Số khác lại dùng cách thức mạnh mẽ hơn, đó là bắt buộc chúng phải đến lớp dù có thích hay không. 

Mỗi bậc cha mẹ sẽ có những cách khác nhau để ứng phó trong tình huống này bởi chính họ là người hiểu con mình tốt nhất. Nuttanitcha Chotsirimeteekul, một bà mẹ xinh đẹp sống tại Bangkok, Thái Lan, đã trải qua những vấn đề tương tự với con trai của cô và cô quyết định dạy cho cậu bé 5 tuổi một bài học quý giá, có ý nghĩa với cả cuộc đời con sau này.

Sau khi con trai từ chối việc học tập và không thích đến trường, Nuttanitcha cùng chồng đã xin nghỉ làm một ngày để cùng con thực hiện một chuyến đi quanh thành phố. Nhưng đó không phải là cuộc đi chơi mà cậu bé 5 tuổi đã phải lao động một cách thực sự. 

2 kg đồ có thể tái chế được cậu bé thu lượm trên đường phố

Hai vợ chồng Nuttanitch yêu cầu con trai nhặt rác và lục lọi các thùng rác công cộng để tìm những vật dụng có thể tái chế, bao gồm đồ thủy tinh, chai nhựa, lon thiếc, giấy. Họ đi theo sau con và giúp con soạn tất cả những đồ vật mà cậu bé tìm thấy, rồi đem bán.

Trong bài viết chia sẻ trên trang cá nhân, Nuttanitcha cho biết họ đã đi một quãng đường tổng cộng 2,2 km để nhặt rác. Con trai họ đã nhặt được 2 kg và thu về 2 baht (khoảng 0,6 USD).

Con trai của Nuttanitcha nhem nhuốc sau hành trình nhặt rác.

Con trai của Nuttanitcha nhem nhuốc sau "hành trình nhặt rác".

Cậu bé thấm mệt sau chuyến đi thực địa

Bà mẹ Thái Lan kể lại rằng khi con trai đã mệt vì nhặt rác, cậu bé hỏi mẹ: "Chúng ta có thể đi xe buýt không?". Đáp lại lời con Nuttanitcha nói: "Con có tiền không? Đi xe buýt tốn 10 baht (khoảng 0,31 USD). Và cậu bé đã gầm lên là: "Không".

"Chúng ta phải tìm thêm nhiều chiếc chai để kiếm nhiều tiền hơn", cô nói với con trai và quan sát thấy cậu bé vui vẻ trả lời: "Được rồi, con sẽ đi tìm".

Sau đó, trên đường trở về nhà, cậu con trai tiếp tục hỏi mẹ liệu họ có thể mua kem để ăn không và Nuttanitcha nói: "Mua kem hết 5 baht (khoảng 0,10 USD), chúng ta có đủ không?". Một lần nữa, cậu bé thất vọng: "Không, con không muốn làm thêm một chút nào nữa". Lúc này, trông cậu vô cùng mệt mỏi, cơ thể ướt đẫm mồ hôi, nhem nhuốc và bốc mùi khó chịu.

Con trai đầu lòng của Nutttanitcha (ngoài cùng bên phải) đã trưởng thành hơn sau chuyến đi thực địa.

Con trai đầu lòng của Nutttanitcha (ngoài cùng bên phải) đã trưởng thành hơn sau chuyến đi thực địa.

Sự thay đổi tích cực 

Nuttanitcha nói thêm rằng trải nghiệm này là cần thiết và hữu ích để dạy cho con mình về tầm quan trọng của việc học tập. Con trai của cô biết rằng nếu không đi học để có được những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc trong tương lai, nó có thể sẽ phải đi nhặt rác kiếm sống.

Bài viết của Nuttanitcha đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, có hơn 70.000 lượt Like và trên 60.000 lần chia sẻ. Nhiều người dành lời khen cho cách dạy con bằng thực tế của cặp vợ chồng Thái Lan này.

Cùng với bài viết, Nuttanitcha chia sẻ một đoạn video mà ở đó, con trai cô phàn nàn rằng: "Con mệt quá, nóng quá, con muốn về nhà". Sau đó, bà mẹ hỏi cậu: "Vậy con muốn đi làm hay đi học?". Cậu bé 5 tuổi không do dự đáp: "Con muốn đi học".

Theo Ngoisao.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.