Cơn sốt tin nhắn Em yêu anh chỉ là trò vô bổ của những người rỗi việc!

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn cho rằng trò chơi tin nhắn em yêu anh là trò vô bổ của những người rỗi việc - một hệ lụy từ sự ảnh hưởng của công nghệ tới cuộc sống gia đình.

Cơn sốt tin nhắn Em yêu anh chỉ là trò vô bổ của những người rỗi việc!
Thể hiện tình yêu có là điều xa xỉ?

Mấy ngày qua, các diễn đàn dành cho phụ nữ và mạng xã hội đã bị chiếm lĩnh bởi cơn sốt tin nhắn Em yêu anh. Được coi như một phép thử tình yêu đầy dễ thương, các chị em đã đua nhau gửi tin nhắn “tỏ tình” với nội dung vẻn vẹn 3 từ: Em yêu anh, sau đó hồi hộp chờ đợi câu trả lời từ chồng. 

Hài hước và được mong chờ nhất có lẽ là dòng tin phản hồi đủ các sắc thái của các đấng mày râu: “Đã nộp đủ lương rồi mà!”, “Muốn mua sắm thêm gì nữa thì nói?”, “Bị điên à?”, “Cô nhắn cho thằng nào?”, “Thằng nào lấy trộm điện thoại vợ ông?”…

Đằng sau những tiếng cười sảng khoái, nhiều người đặt câu hỏi: phải chăng việc bày tỏ tình cảm giữa hai người lại trở nên xa xỉ và khó khăn đến vậy? Hay: tình trạng này có phải là chuông báo động cho sự lãnh cảm trong đời sống vợ chồng hiện đại?
tin nhắn em yêu anh
Trò chơi tin nhắn Em yêu anh đang gây sốt trên mạng xã hội mấy ngày qua

Có một điều mà bất cứ ai cũng phải nhận ra, đó chính là đặc trưng của người Việt trong việc biểu lộ tình cảm riêng tư thiên về sự kín đáo và ý nhị. 

Kèm theo đó là rất nhiều yếu tố môi trường và hoàn cảnh đã khiến cho mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, trong nơi làm việc, thậm chí là trong gia đình dần trở nên xa cách. 

Thử ngẫm: sau một ngày làm việc mệt mỏi trở về nhà, ai cũng chạy theo sở thích và đam mê riêng, bị cuốn hút vào những trò chơi, các chương trình giải trí trên truyền hình, điện thoại di động, thời gian còn lại để dành cho người thân, cho việc gắn kết tình cảm gia đình sẽ là bao nhiêu?

Phương Loan (29 tuổi) – một trong những người tham gia trò chơi tin nhắn Em yêu anh cho rằng tuy chỉ là một trò chơi nhưng đã khiến cô có thêm nhiều suy nghĩ khá sâu sắc. 

“Khi gửi tin nhắn đi, mình đã từng nghĩ rằng sẽ nhận lại được câu: Em điên à? của chồng, nhưng không ngờ anh ấy gọi lại ngay lập tức và hỏi rằng mình ổn chứ, có bị mất điện thoại không. 

Mình đã giật mình nghĩ lại và thấy rằng đúng là đã khá lâu rồi, mình chưa hề nói với chồng một câu âu yếm. Ngay sau đó, mình đã tự nhủ là khi về nhà sẽ vứt hết qua một bên công việc và điện thoại, hai vợ chồng cùng nhau ra ngoài ăn tối và có một buổi hẹn hò đúng nghĩa” - Phương Loan tâm sự.

“Trò chơi của những người nhiều thời gian rảnh rỗi”
Khi khá nhiều người trong cuộc cho rằng tin nhắn Em yêu anh không đơn thuần chỉ là trò chơi, mà còn là một động lực khiến người ta nhận ra tầm quan trọng của những cử chỉ và lời nói yêu thương trong tình yêu và gia đình. Thì xét về góc độ tâm lý học, các chuyên gia lại có cái nhìn khá trái ngược về điều này.
Chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn cho rằng điều này không thể trở thành đại diện cho một hiện tượng tâm lý nói chung vì sự ảnh hưởng của nó chưa thực sự đáng kể nếu tính trên số lượng người biết và tham gia.
chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn
Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn

“Những người tham gia trò chơi này không nhiều, chủ yếu tập trung vào dân văn phòng, những người có thời gian rảnh rỗi nhiều. Ngoài ra, đây chỉ là một trò vui nghịch ngợm của những người trẻ thuộc lứa tuổi 8X, 9X thôi, còn những người lớn tuổi hay những người dân lao động, công việc bận rộn thì họ không thể có thời gian tham gia trò chơi này được. 

Các bạn thử nghĩ xem, nếu một chị công nhân đi làm vất vả cả ngày, đến khi hết giờ làm lại phải vội vàng đi đón con, cơm nước, suốt ngày quanh quẩn bên nỗi lo về cơm áo gạo tiền thì họ lấy đâu ra thời gian để nghĩ tới mấy trò vô bổ như thế này” - Chuyên gia Đinh Đoàn nhận định.

tin nhắn em yêu anh
tin nhắn em yêu anh
Hết các bà vợ rồi đến các ông chồng cũng tham gia vào trò chơi Em yêu anh

Trước những phản ứng của các ông chồng sau khi nhận được tin nhắn tỏ tình đầy bất ngờ của vợ, chuyên gia Đinh Đoàn cho rằng rất không nên khi dựa vào mấy tin nhắn để làm thước đo tình cảm vợ chồng: “Lời nói yêu thương với người vợ không phải là việc các ông chồng có thể thay đổi được trong một sớm một chiều. 

Đây là một hành vi cần được rèn luyện từ sớm, ví dụ như khi mới yêu hay vừa mới kết hôn kìa. Hơn thế nữa, những lời nói yêu thương cũng cần được thể hiện hay trao đổi một cách trực tiếp và hàng ngày, chứ không phải thông qua việc bất ngờ nhắn tin như thế”.

Chuyên gia Đinh Đoàn cũng đồng tình với ý kiến cho rằng trò chơi tin nhắn em yêu anh là một hệ lụy từ sự ảnh hưởng của công nghệ tới cuộc sống gia đình, khi mà mỗi ngày trở về nhà, nhiều cặp vợ chồng, bố mẹ - con cái đã tự mình tạo nên khoảng cách bằng việc theo đuổi sở thích cá nhân mà quên đi rằng mình vẫn còn cả một tổ ấm để chia sẻ. Chính điều này đã khiến cho sự gắn kết trong tình yêu, trong gia đình phần nào bị phai nhạt dần.

Chuyên gia tâm lý nổi tiếng của chương trình Cửa sổ tình yêu trên sóng VOV đưa ra lời khuyên dành cho những cặp đôi vẫn đang băn khoăn về cách nuôi dưỡng tình yêu sau một thời gian dài gắn bó: 

“Nếu thấy tình cảm nhạt rồi rồi nên hâm nóng lại. Vợ chồng cũng nên tận dụng những khoảnh khắc được ở bên nhau, trao cho nhau tình cảm và sự gần gũi, dù chỉ là hành động nhỏ bé như trao cho nhau một nụ cười thôi cũng được”.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.