Từ rất lâu trước khi thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và điện thoại di động ra đời, nhà bác học Albert Einstein - một trong những "bộ óc" vĩ đại nhất ở thế kỷ XX đã dự đoán rằng "Tôi sợ rằng một ngày rồi công nghệ lấn át sự tương tác của con người. Thế giới sẽ có một thế hệ ngu ngốc".
Một số nhà sử học đã tranh cãi về luận điểm này của Albert Einstein, tuy nhiên, với tình hình như hiện tại, có lẽ nhà bác học lỗi lạc này không sai với những gì mình nói.
Rất nhiều người trẻ tuổi dường như đang "dính chặt" với chiếc điện thoại di động của mình, ngay cả khi đang thưởng thức những bữa ăn, ngồi trên tàu điện ngầm, thậm chí là khi đang đi xem tennis hoặc đạp xe trên trường. Chiếc điện thoại di động dường như đang che khuất khuôn mặt của mọi người.
0 |
Rất nhiều người dường như dính chắt lấy chiếc điện thoại của mình |
Chắc chắn một câu hỏi sẽ được đặt ra cho mọi người rằng: Liệu có cần thiết phải dán mắt vào điện thoại suốt cả ngày như thế không?
Một cuộc điều tra được thực hiện bởi một công ty marketing điện tử cho thấy rằng, chỉ tính riêng ở Anh quốc, một người bình thường sử dụng điện thoại tới 221 lần/ngày để làm các công việc khác nhau như nhắn tin, check mail và sử dụng các dịch vụ mạng xã hội .
Dù ở gần nhau nhưng những người này không hề tương tác |
Trung bình mỗi ngày chúng ta dành đến 3,5 tiếng đồng hồ để làm việc với điện thoại di động và không biết thế giới xung quanh đang diễn ra như thế nào. Như vật, tính trong một tuần, bạn sẽ mất đến hơn một ngày "chìm đắm" trong thế giới ảo.
Tác động tiêu cực của sự thực này là khoảng cách giữa người với người bị kéo dãn ra. "Chúng ta gặp mặt ngày một ít đi" - nhà khoa học Baroness Susan Greenfield, tác giả cuốn sách "Mind Change" khẳng định "Nếu chúng ta không tương tác với nhau, rất khó có thể có được sự cảm thông trong cuộc sống".
Khoảng cách giữa người với người ngày một xa nhau hơn |
Các số liệu thống kê cho thấy, phụ nữ sử dụng điện thoại nhiều hơn nam giới tới 23 phút/ngày. Và những người càng trẻ tuổi, càng có xu hướng lệ thộc vào điện thoại di động.
Phụ nữ có xu hướng dùng điện thoại nhiều hơn đàn ông |
Những người trong độ tuổi từ 18 - 24 dành ra tới hơn 4 giờ đồng hồ "ngắm nghía" chiếc điện thoại của mình. Thậm chí những người đã qua 55 tuổi - độ tuổi được cho là an nhàn hơn và dành thời gian tương tác với xã hội nhiều hơn, cũng lãng phí tới 2,5 giờ/ngày bên điện thoại.
Càng trẻ, càng sử dụng điện thoại nhiều hơn |
Đáng suy ngẫm hơn, 80% trong chúng ta sẽ cảm thấy lạc lõng nếu không có điện thoại di động bên cạnh. Đặc biệt là với đàn ông, họ cảm thấy dễ dàng để tin tưởng một thiết bị bằng kim loại hơn là một người thực sự.
Chúng ta đang quá lệ thuộc vào điện thoại di động |
"Chúng ta đã quá lệ thuộc vào điện thoại di động, chúng ta dùng nó để làm mọi thứ - selfie, facebook, thậm chí bày tỏ cả những sở thích cá nhân qua điện thoại" - Bà Greenfield cho biết thêm. Như vậy, điện thoại trở thành vật "bất ly thân" với nhiều người.
Thậm chí nó đang trở thành vật không thể tách rời |
Chính vì thế, không ngạc nhiên khi 2/3 trong số chúng ta sử dụng điện thoại theo thói quen và thậm chí không biết tại sao mình lại cầm điện thoại, "lướt" hoặc "chạm" màn hình giống như trong vô thức.
Những hình ảnh như thế này có thể gặp ở mọi lúc mọi nơi |
Nhìn lại những bức ảnh trên đây, liệu bạn có thấy nhà bác học lỗi lạc Albert Einstein (người sinh năm 1879, 3 năm trước khi chiếc điện thoại bàn đầu tiên ra đời) đang dự đoán đúng về cuộc sống của chúng ta?