Con lâm bệnh nặng, người mẹ khốn khổ lúc chồng bỏ nhà biệt tích

“Nếu như anh ấy không về, hai mẹ con tôi không biết nương tựa vào ai”, chị Múi cho phóng viên biết.

Con lâm bệnh nặng, người mẹ khốn khổ lúc chồng bỏ nhà biệt tích

Con đi viện, chồng bỏ nhà đi mất tích

Lâu nay, ở khu nhà C3, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh, mọi người đã quen với hình ảnh tội nghiệp cua hai mẹ con chị Trần Ủng Múi (SN 1982) và cháu Lý Minh Quân (hơn 2 tháng tuổi) người dân tộc Dao, ở thôn Đài Làng, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn,

Có lẽ chưa khi nào chị Múi lại thấy khổ hạnh đến vậy khi phải một mình lo mọi thứ chữa bệnh cho con, trong khi chồng bỏ nhà đi biệt tích. Chị không thể ngờ rằng, cuộc sống hiện tại của hai mẹ con lại khổ cực và sống không bằng chết.

Con lam benh nang, nguoi me khon kho luc chong bo nha biet tich - Anh 1

Biết tin con bị bệnh, bố cháu Quân bỏ nhà đi. Ảnh Đ.Tùy

Bế đứa con bị bệnh vào lòng, chị Múi ngậm ngùi: “Từ khi sinh cháu Quân đến nay, biết bao tai họa ập xuống gia đình tôi, con thì ốm nằm viện, chồng không biết bỏ nhà đi đâu đến nay không về, tiền chữa bệnh cho con thì không có. Nếu cứ thế này thì tôi chết mất”.

Theo lời kể của chị, vào cuối tháng 7, khi cháu Quân nhập viện lần 2 và được các bác sĩ chẩn đoán bị bệnh viêm tiểu phế quản. Biết tin, chồng chị đã bỏ đi không nói lời nào. Thấy chồng bỏ đi đột ngột, chị Múi và người nhà nhiều lần liên lạc nhưng vẫn bặt vô âm tín. Chị chỉ sợ, anh Đại nghĩ quẩn thì khổ.

Bản thân chị không có tiền. Chỗ dựa về tinh thần lớn nhất là người chồng không có. Chị cũng không biết nhờ vả ai vì ố mẹ thì tuổi cao, anh em ở xa và đều nghèo khó. Do nghĩ ngợi nhiều và không có được bồi dưỡng khiến chị Múi không đủ sữa để nuôi con.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, bác sĩ Khúc Thị Ngắm - Trưởng khoa Hô hấp tim mạch, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho hay, cháu Quân khi sinh xong đã phải nhập viện ngay để trị. Lần nhập viện thứ 3 này vào ngày 4/9 trong trình trạng ho nhiều, sốt cao và bị bệnh viêm phế quản.

Do thể trạng của cháu Quân bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai, nên sức đề kháng của cháu rất yếu, bệnh này có thể tái phát bất kỳ lúc nào, đặc biệt khi thời tiết thay đổi và cần phải điều trị lâu dài.

“Từ hôm cháu Quân nhập viện đến nay, chúng tôi chỉ thấy có 2 mẹ con chăm nhau không thấy chồng đâu cả. Tôi nghĩ rằng, vì lí do nào đó nên người chồng mới không có mặt tại bệnh viện, chứ chẳng ai lại bỏ con đang bị bệnh, bỏ vợ ở đây một mình cả”, bác sĩ Ngắm cho biết.

Không biết lấy gì để nuôi con

Gạt nước mắt trên gương mặt gầy guộc, chị Múi kể, chị được sinh ra ở Lạng Sơn, là con thứ 6 trong trong đình có 9 chị em. Đông con và cuộc sống nghèo khó, nên cả 9 chị em đều phải nghỉ học để cùng bố mẹ đi làm thuê. Khoảng 5 tuổi, chị theo gia đình về huyện Vân Đồn lập nghiệp và sinh sống.

Trong lần vào nơi làm việc của chị gái tận rừng sâu, chị đã gặp anh Lý Quang Đại (SN 1982) đi phát nương thuê. Thấu hiểu được hoàn cảnh và nỗi khổ của nhau, hai anh chị đã xây dựng vợ chồng vào năm 2006. Hai năm sau, chái gáu lớn chào đời cũng là lúc sự khó khăn về kinh tế bủa vây gia đình chị.

Con lam benh nang, nguoi me khon kho luc chong bo nha biet tich - Anh 2

“Nếu chồng không về, tôi không biết nương tựa vào ai”, chị Múi cho biết

Ở nơi vùng xa của huyện đảo Vân Đồn, gia đình chị chỉ có ít ruộng khoán, vì vậy quanh năm hai vợ chồng đi làm phát nương, làm rẫy thuê cho các hộ trong làng. Lao động quần quật là vậy nhưng tiền công từ việc làm thuê cũng không đủ cho việc sinh hoạt và chi phí hàng ngày. Kinh tế không có, lại không có điều kiện bồi dưỡng, nên khi mới mang thai cháu Quân ở tuần thứ 30 thì chị Múi đã sinh non.

Nhớ lại hôm sinh cháu Quân, chị kể: “Hôm đó nếu không được các bác sĩ cấp cứu nhanh thì có lẽ bây giờ cháu Quân không có mặt trên cõi đời này. Khi được đưa đến bệnh viện Sản Nhi thì được mổ cấp cứu. Lúc cháu Quân chào đời được 1,5kg, bị viêm phổi và điều trị tại khoa Sơ sinh”.

Cách đây 5 năm, anh Đại chồng chị bị bệnh suy tim, vì nhà không có điều kiện nên anh không được chạy chữa. Giờ đây lại đến người con vừa lọt lòng bị bạo bệnh khiến chị suy sụp hoàn toàn và không biết nương tựa vào ai.

Con lam benh nang, nguoi me khon kho luc chong bo nha biet tich - Anh 3

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Chu Văn Bắc- Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) cho biết: “Trường hợp gia cảnh của hai mẹ con chị Múi rất khó khăn, hiện nay chồng bỏ nhà đi không thấy về, trong khi con bị bệnh không có tiền chạy chữa. Cho nên, địa phương chỉ biết động viên và mong những tấm lòng hảo tâm dang rộng vòng tay cứu giúp cháu”.

Mọi sự giúp đỡ gia đình cháu Quân - Mã số 218- xin gửi về:

1. Chị Trần Ủng Múi ở thôn Đài Làng, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi:Mã số 218

3. Ủng hộ trực tiếp tại Quỹ “Vòng tay nhân ái”, tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Đề gửi:Mã số 218

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email: phuongthuangdxh@yahoo.com/0975.839.126

4. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102010001362871 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980 . Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.

6. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

7. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Swift Code: ICBVVNVX

Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH

Swift Code: ICBVVNVX124

- Thông tin người nhận:

Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội

Account Number: 102020000189568

Đề gửi Mã số 218

Đức Tùy

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.