Con đường hạnh phúc của “Single mom”

GD&TĐ - Ước muốn được làm mẹ là khát khao của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, vì những hoàn cảnh trớ trêu mà họ đã lựa chọn việc làm mẹ đơn thân.

Con đường hạnh phúc của “Single mom”

Với họ, làm mẹ đơn thân không phải xu hướng thời thượng để chứng tỏ sự sành điệu hay bản lĩnh. Trong những người phụ nữ ấy có cả nỗi đau tuyệt vọng. Và nhiều người trong số đó đã mất lòng tin nơi người đàn ông mình yêu thương.

Nỗi buồn mang tên “Single mom”

Khi cuộc sống gia đình không được như ý, nhất là việc người chồng vũ phu, sống không có trách nhiệm, những người phụ nữ đành phải buông bỏ trong tâm trạng đầy mâu thuẫn. Thậm chí nhiều cô gái từng chịu mất mát đổ vỡ trong tình yêu đã không còn tin vào những người đàn ông mình gặp, nên chọn cách làm mẹ đơn thân. Một người mẹ đã chia sẻ tâm sự trong hội nhóm đơn thân của mình: “Đời một người phụ nữ lấy chồng sinh con ai muốn tự dưng làm single mom cơ chứ. Thử hỏi có người phụ nữ nào dù cứng rắn hay yếu mềm mà không cần đến sự quan tâm chăm sóc từ người mình yêu thương không? Đã là người phụ nữ thì cần phải được tôn trọng, nhất là những người mẹ đơn thân! Tôi không hiểu sao cái khái niệm thân đàn bà một mình nuôi con lại bị rẻ rúng đến như vậy”.

“Với đàn ông, dù là kẻ có vợ hay chưa có vợ đều coi chúng tôi là loại đàn bà dễ dãi nhất quả đất vì “còn gì nữa để mà mất”. Họ buông vài ba câu tán tỉnh bởi trong đầu luôn nghĩ chúng tôi lâu ngày thiếu thốn tình cảm. Còn với single mom như chúng tôi, có khi sự cô độc buồn tủi hiện hữu, khiến chúng tôi yếu lòng. Nhưng điều chúng tôi cần là những tấm lòng chân thật chứ không phải là vài ba câu giả vờ quan tâm sáo rỗng với con mắt ban ơn. Thế nên trong chúng tôi luôn có sự đề phòng, dè dặt với tâm lý những con chim sợ cành cây cong sau lần trúng đạn”…

Tuy nhiên điều mà các bà mẹ đơn thân luôn day dứt lại chính là nỗi lo lắng về những đứa con bé bỏng. Một người mẹ đã bày tỏ: “Con mình mới hơn ba tuổi, cái tuổi này còn quá nhỏ dại. Mình không dám nói sự thật cho con biết, chỉ nói là bố đi làm xa, một ngày nào đó bố sẽ về. Mỗi khi nghe con hỏi bao giờ bố về mình lại thấy ruột như xát muối. Biết nói sao giờ, đây là vấn đề mình đau đầu, không lẽ mình nói dối con mãi”…

Để được hạnh phúc

Việc ngoại tình tăng, ly hôn tăng đó cũng là những lý do gia tăng nhiều hơn các bà mẹ đơn thân. Họ đã dằn lòng để cứng rắn vượt lên trên cuộc sống và số phận để nuôi dạy con cái cho tốt. Họ luôn tự hào về sự lớn khôn của con, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn vẫn là những vết thương không thể nào liền sẹo. Đặc biệt mỗi khi nghĩ đến những đứa con thiếu hụt sự nuôi dạy của người cha, họ không khỏi chạnh lòng...

Là một người mẹ đơn thân đã 5 năm nuôi con một mình, chị Nguyễn Vân Anh - nhân viên kế toán của một công ty xuất nhập khẩu đã chia sẻ: Việc phụ nữ như chị nuôi con một mình trong xã hội ngày nay không phải là hiếm nữa. Song để các con của mình trưởng thành và có cuộc sống không quá bị xáo trộn như những đứa trẻ khác mẹ con chị đã phải nỗ lực rất nhiều. Sức ép đầu tiên mà chị phải chịu đựng là từ phía những người thân. Chị phải làm công tác tư tưởng cho cha mẹ mình để họ không bị quá sốc về tâm lý. Điều quan trọng không kém đó là những người mẹ đơn thân phải thực sự mạnh mẽ để bố trí lại nếp sinh hoạt riêng khi không còn bóng dáng của người đàn ông bên cạnh.

Theo chị Vân Anh, để có thể tạo dựng được cuộc sống riêng độc lập, những người mẹ đơn thân cần phải thông suốt về tư tưởng, thoát ra khỏi những âu sầu bế tắc khi một cuộc hôn nhân kết thúc. Việc mở lòng đón nhận một cuộc sống mới và sự tự tin đã giúp chị trụ vững ở cả hai vai trò làm mẹ và làm cha. Đến thời điểm này chị đều cảm thấy ly hôn không phải là điều gì quá ghê gớm. Chị được hoàn toàn quyết định về những lựa chọn trong cuộc sống, cũng như cho tương lai của mình và con. Điều này với chị trước đây không có được. Tuy nhiên để tạo dựng cho mình và con có một cuộc sống tốt, chị Vân Anh và những người mẹ đơn thân khác luôn cần lòng dũng cảm và bản lĩnh để vượt lên nỗi đau của chính mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một mối lo ngại khi sinh con của người trẻ tuổi ở Nam Á là chi phí sinh nở. Ảnh: UNICEF

Đằng sau xu hướng không sinh con ở Nam Á

GD&TĐ - Hầu hết các quốc gia ở Nam Á đang phải vật lộn với tăng trưởng kinh tế chậm, lạm phát gia tăng, tình trạng thiếu việc làm và nợ nước ngoài.