Con “bắt thóp” bố mẹ vì được nuông chiều từ nhỏ

Trẻ con càng ngày càng khôn. Nó biết “bắt thóp” bố mẹ chiều mình nên dù bị mắng hay thậm chí bị đánh vẫn không chừa thói quen đòi hỏi…

Con “bắt thóp” bố mẹ vì được nuông chiều từ nhỏ

“Mít ơi con chơi với em đi!”. Tiếng chị Hiền tha thiết. Chả là cứ cuối tuần chú em chồng ở quê lại chở mấy đứa nhỏ lên thị trấn chơi với anh chị và các cháu. Nhưng lần nào các em đến nhà, Mít, con chị đang học lớp 1, cũng dửng dưng, coi như vô sự.

con-quotbat-thopquot-bo-me-vi-duoc-nuong-chieu-tu-nho-giadinhvietnam.com 1

Ảnh minh họa

Thằng bé cứ ngồi bình thản xem ti vi, ăn bim bim, dường như chẳng để ý gì đến sự có mặt của chú và các em. Mỗi lần như vậy, chị đầu phải dỗ dành con quan tâm, chơi với các em. Nhưng lần nào nó cũng ra điều kiện với chị: “Con chơi thì tí mẹ mua cho con cái gì? ô tô chứa nước nhé?”...

Để các cháu vui vẻ, chị phải miễn cưỡng: “Ừ, được rồi. Con cứ mang đồ chơi ra chơi cùng các em rồi tí mẹ mua”. “Tí” của chị thật ra chỉ là một kế trì hoãn, là giải pháp tạm thời, không có nghĩa là lời hứa.

Và thường thì sau khi chỉ còn lại “gia chủ”, bao giờ chị cũng cho con một bài. Nhẹ thì phân tích, mắng mỏ. Nặng thì dùng cây roi sắt chị treo sẵn ở cửa trị đứa con cứng đầu. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau, lại vẫn đâu vào đấy.

con-quotbat-thopquot-bo-me-vi-duoc-nuong-chieu-tu-nho-giadinhvietnam.com 2

Ảnh minh họa

Chiều hôm qua, khi chở con đi chợ, thằng bé đột nhiên bảo mẹ: “Mẹ ơiHồi xưa chị hứa nếu con ngoan, chị sẽ mua cho con một con Linda . Thế mà chị chẳng mua gì. Mẹ cũng có lần hứa mà mẹ chẳng thực hiện” . Biết ngay là con vừa thoáng nhìn thấy hàng bán đồ chơi trên vỉa hè nên nhớ lại câu chuyện chị và mẹ hứa từ hồi nảo hồi nào.

Chị hỏi con: “Thật ra con đã ngoan chưa?”. “Con đã ngoan dần dần rồi nhưng chẳng biết thế nào là ngoan hẳn như ý mẹ.Tóm lại là mẹ và chị không muốn mua cho con”.

Đương nhiên, từ lúc đó đến khi hai mẹ con đi chợ về tới nhà, chị hỏi gì nó cũng bí xị, miễn cưỡng trả lời.

Anh chị lấy nhau mãi 6 năm, chữa chạy khắp nơi mới sinh được thằng bé. Có lẽ đó cũng là lí do anh chiều con vô điều kiện. Ngay cả khi rủ con đi chơi, về quê thậm chí cả việc học bài cũng phải có điều kiện vật chất. 

Với bố thì nó mặc nhiên lấn tới khỏi phải nói. Với mẹ, thằng bé có sợ hơn nhưng nó vẫn đủ tinh ranh để nhè những lúc mẹ có thể gật đầu đồng ý những nhu cầu của mình.

 Cách đây khoảng một tháng, khi đòi bố mua cho khẩu súng không được, nó quay ra : “Bố không mua con sẽ bảo ông bà ngoại mua. Cái gì ông bà cũng chiều con hết”. Rồi “Ông bà sẽ mắng bố là không bao giờ mua đồ chơi cho con. Mấy lần bà bảo ông là có đáng bao nhiêu đâu mà tiếc thằng bé”..

.Sợ con “hành” ông bà ngoại, anh lại chở con ra hàng đồ chơi với lời giao hẹn: “Chỉ lần này thôi đấy nhé”. Nhưng với con chị, lời bố nó chỉ được coi là lời dọa không có hiệu lực thi hành.

Lúc nấu ăn, lời chú em cứ văng vẳng bên tai chị: “Anh chị phải dạy cháu thế nào chứ như thế này... em thấy chẳng ổn tí nào. Tuần sau chị cho Mít về quê chơi, chắc chắn anh Mít sẽ học được từ các em rất nhiều đấy”.

Nhất định rồi, tuần sau chị sẽ cho con về quê chơi, để con trải nghiệm, quan sát và tự thay đổi những thói quen xấu của mình. Và cả chị nữa, chị cũng muốn về quê xem cô em dâu dạy con thế nào mà chúng thật tự giác và tự lập. Chị tin là mình sẽ làm con thay đổi được.

Theo giadinhvietnam.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.