Cởi quần áo làm bài thi và những cách chống gian lận thi cử

Cởi bỏ quần áo khi làm bài thi, đội mũ giấy hay dùng thiết bị bay không người lái là các biện pháp mà một số trường trên thế giới áp dụng để chống gian lận thi cử.

Cởi quần áo làm bài thi và những cách chống gian lận thi cử
Coi quan ao lam bai thi va nhung cach chong gian lan thi cu - Anh 1

Dùng thiết bị bay không người lái: Giáo viên tại Đại học Thomas More ở thành phố Antwerp, Bỉ, sử dụng thiết bị bay không người lái gắn camera GoPro để giám sát. Giáo viên chỉ cần ngồi một chỗ điều khiển thiết bị bay, phóng to để theo dõi hành động của sinh viên. Tuy nhiên, một số người cho rằng thực tế thiết bị chỉ có thể bay được 15 phút mỗi lần và cánh quạt của nó sẽ thổi tung giấy kiểm tra của thí sinh.

Coi quan ao lam bai thi va nhung cach chong gian lan thi cu - Anh 2

Cởi bỏ quần áo: Đây là hình ảnh một kỳ thi tuyển vào quân đội Ấn Độ ở bang Bahir tháng 3/2016. Theo Indian Express, 1.159 nam sinh chỉ mặc duy nhất quần đùi ngồi thi ngoài trời, cách nhau 2,5 m. Những người lính đi tuần tra xung quanh suốt một tiếng làm bài. Giám thị cho rằng yêu cầu này sẽ đảm bảo không ai có thể gian lận bằng cách mang phao thi hoặc sử dụng thiết bị điện tử.

Coi quan ao lam bai thi va nhung cach chong gian lan thi cu - Anh 3

Đội mũ giấy: Năm 2013, giảng viên Đại học Kasetsart, Thái Lan, bị chỉ trích khi bắt sinh viên phải đội mũ giấy để tránh gian lận trong kỳ thi. Bức ảnh được sinh viên trường Kasetsart đăng tải cho thấy khoảng 100 người đội mũ giấy trong lúc làm bài khiến họ trông giống như những chú ngựa.

Coi quan ao lam bai thi va nhung cach chong gian lan thi cu - Anh 4

Giám sát qua camera: Hơn 9 triệu học sinh Trung Quốc tham gia kỳ thi gaokao (thi tuyển sinh đại học quốc gia) mỗi năm. Theo miêu tả của Tân Hoa xã, đây là kỳ thi áp lực nhất thế giới. Bức ảnh được chụp năm 2011 cho thấy đội ngũ nhân viên của ban tổ chức kỳ thi gaokao theo dõi qua camera trực tiếp nhằm phát hiện các trường hợp gian lận.

Coi quan ao lam bai thi va nhung cach chong gian lan thi cu - Anh 5

Thi ngoài trời: Gian lận thi cử là vấn đề nhức nhối tại trường trung học Sihuang ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Do đó, các giáo viên đưa ra ý tưởng cho học sinh làm bài kiểm tra ngoài trời, ngay trên sân trường. Theo đại diện nhà trường, các em được xếp ngồi cách xa nhau, giáo viên sẽ đi lại giám sát xung quanh. Các em khó có thể gian lận hay trao đổi bài với người khác.

Coi quan ao lam bai thi va nhung cach chong gian lan thi cu - Anh 6

Thu điện thoại: Điện thoại di động cũng có thể được sử dụng để gian lận trong khi thi. Bức ảnh do tài khoản người Tây Ban Nha trên Pinterest đăng tải cho thấy thí sinh phải nộp tất cả điện thoại lên bục giảng trước khi làm bài. Cẩn thận hơn, mỗi thiết bị còn được đặt đúng vị trí tên từng người sở hữu.

Coi quan ao lam bai thi va nhung cach chong gian lan thi cu - Anh 7

Đội hộp các tông: News.com.au từng đưa tin Trung tâm Hàng không dân dụng Thái Lan buộc các thí sinh tham gia kỳ thi phải đội một chiếc hộp các tông lên đầu để chống gian lận.

Coi quan ao lam bai thi va nhung cach chong gian lan thi cu - Anh 8

Quây bằng bìa sách: Sinh viên dùng bìa sách dán lại với nhau quây quanh bàn học khi kiểm tra để tránh người khác nhìn bài hoặc trao đổi. Bức ảnh được đăng trên trang blog cá nhân The Classy Teacher.

Coi quan ao lam bai thi va nhung cach chong gian lan thi cu - Anh 9

Dùng máy kiểm tra kim loại: Theo Assignment Expert, một số trường đại học ở Trung Quốc còn trang bị cả máy kiểm tra kim loại để ngăn thí sinh mang thiết bị điện tử công nghệ cao vào phòng thi.

Coi quan ao lam bai thi va nhung cach chong gian lan thi cu - Anh 10

Đội báo lên đầu: Mới đây, Shanghaiist đưa tin một trường cấp 2 thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc, yêu cầu học sinh đội tờ báo lên đầu để không thể ngó ngang dọc khi làm bài thi. Sau khi bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội, một số người khen sự sáng tạo của giáo viên, trong khi số khác thì nói việc này sẽ làm tổn hại nhân phẩm của học sinh. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng cách này còn giúp các em gian lận dễ dàng hơn.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.