Coca-Cola Việt Nam bị phạt 821 tỉ đồng tiền thuế

GD&TĐ - Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), cơ quan này đã ban hành quyết định phạt Coca-Cola Việt Nam 821 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 20/2, thông tin trên NLĐ, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), cơ quan này đã ban hành quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu với Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (Coca-Cola Việt Nam). 

Theo đó, cơ quan thuế không chấp thuận nội dung khiếu nại và giữ nguyên quyết định xử phạt với doanh nghiệp (DN) này. Trước đó, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ký quyết định xử phạt hành chính về thuế qua thanh tra chấp hành pháp luật thuế đối Coca-Cola, tổng tiền phạt hơn 821 tỉ đồng.

Coca-Cola Việt Nam đã nộp 471 tỉ đồng dù bày tỏ quan điểm không đồng thuận với phần lớn các kết luận của Tổng cục Thuế. Cùng với đó, Coca-Cola Việt Nam nộp đơn khiếu nại lên Tổng cục Thuế về một số nội dung liên quan đến kết luận của cơ quan thuế.

Theo đại diện Tổng cục Thuế, cơ quan này đã gửi kết luận giải quyết khiếu nại đến Coca-Cola Việt Nam. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định này Coca-Cola Việt Nam có quyền khiếu nại đến Bộ Tài chính hoặc khởi kiện ra tòa.

Trước đó, cuối năm 2020, Tổng cục Thuế ra quyết định từ chối giải quyết khiếu nại của Cty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (Coca-Cola Việt Nam) về kết quả thanh tra của tổng cục này từ tháng 3/2017 - 12/2019.

Ngày 19/2/2021, xác nhận với Tiền Phong, đại diện truyền thông của Coca-Cola Việt Nam cho biết, công ty này không đồng thuận với quyết định của Tổng cục Thuế về các vấn đề đang tranh chấp. “Quan điểm của chúng tôi đã được thể hiện rõ ràng, được chứng minh bằng các văn bản giải trình và tài liệu nộp cho Tổng cục Thuế trong suốt quá trình thanh tra cũng như khiếu nại”, vị này nói.

Theo Coca-Cola Việt Nam, doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực phục hồi trước những tác động của đại dịch Covid-19. Do đó, bên cạnh số tiền thuế gốc hơn 471 tỷ đồng bị truy thu đã nộp cuối năm 2019, đến cuối năm 2020, DN này tạm nộp số tiền thuế đang gây tranh cãi trong thời gian chờ kết quả khiếu nại. Theo đó, tổng số tiền thuế đã nộp hơn 821 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại diện Coca-Cola Việt Nam cho biết, DN vẫn giữ quan điểm rằng công ty hoạt động tuân thủ theo pháp luật.

Tuổi Trẻ cũng đưa tin, vào tháng 1/2020, sau khi nộp hết nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, Coca-Cola Việt Nam đã nộp đơn khiếu nại lên Tổng cục Thuế với 10 nội dung, chủ yếu liên quan đến việc cơ quan thuế không chấp nhận cho công ty này đưa vào chi phí được trừ với các khoản mà trước đây Coca-Cola Việt Nam đã kê khai (trong đó có sản phẩm, vật phẩm khuyến mại; tủ lạnh cung cấp cho các tổ chức, cá nhân sử dụng; tài sản cố định như vỏ chai, két nhựa, tiền đặt cọc vỏ chai; một số chi phí mà công ty chưa cung cấp được tài liệu chứng từ...).

Tổng cục Thuế cho biết, từ năm 2007 đến 2015, Coca-Cola Việt Nam đã dùng các sản phẩm (do công ty sản xuất và vật phẩm mua ngoài) để thực hiện các chương trình khuyến mãi. Công ty này có xuất hóa đơn thể hiện giá trị, số lượng các hàng hóa do Coca-Cola Việt Nam sản xuất, nhưng không xuất hóa đơn cho khách hàng với các chương trình khuyến mãi bằng các vật phẩm mua ngoài (chỉ có phiếu xuất kho).

Trong khi những vật phẩm và những sản phẩm do công ty mua ngoài được đặt tại các điểm bán hàng của nhà phân phối (dù, ghế...) và dùng để khuyến mãi được Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào chi phí lên đến...744 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này thực hiện rất nhiều chương trình khuyến mãi trong suốt những năm 2007 - 2015 và đây chính là một trong những nguyên nhân gây thua lỗ kéo dài. Tuy nhiên, dù triển khai rất nhiều chương trình khuyến mãi nhưng Coca-Cola Việt Nam lại có rất ít thông báo khuyến mãi gửi đến sở công thương các tỉnh, thành nơi thực hiện khuyến mãi. Cụ thể, công ty chỉ có 8 thông báo gửi 7 sở công thương các tỉnh, thành phố. Không có văn bản xác nhận của các sở công thương với các thông báo khuyến mãi. Do đó không đủ căn cứ để đối chiếu, rà soát, xác định chi phí khuyến mãi hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Từ đó, cơ quan thuế đã loại các chi phí khuyến mãi mà Coca-Cola Việt Nam không thông báo với sở công thương hoặc thông báo không hợp lệ. Đáng chú ý, theo kết luận của Tổng cục Thuế, trong giai đoạn 2007 - 2015, Coca-Cola Việt Nam mua nhiều tủ lạnh để đặt tại các điểm bán hàng, công ty này thỏa thuận cho các điểm bán “mượn” tủ lạnh để bán hàng.

Coca-Cola Việt Nam cũng tính chi phí phát sinh (khấu hao, hủy) từ giá trị tủ lạnh cho mượn vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm hơn 213 tỷ đồng và kê khai thuế VAT đầu vào được khấu trừ hơn 73 tỷ đồng.

Tổng cục Thuế cho rằng, Coca-Cola Việt Nam cung cấp tủ lạnh cho tổ chức, cá nhân (là khách hàng của nhà phân phối chứ không phải khách hàng của Coca-Cola) nên không được tính khoản nêu trên vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) các năm 2007-2015.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tự nhìn lại cuộc chiến

GD&TĐ - Gần hai tháng trước khi cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine bước sang năm thứ tư, phía Nga đưa ra những đánh giá tích cực về kết quả.