Có tất cả nhưng không hạnh phúc, tại sao?

GD&TĐ - Từ khi kết hôn, tôi luôn yêu thương vợ, nhưng tôi nghĩ mối quan hệ của chúng tôi đang đến giai đoạn khiến tôi tự hỏi nó có xứng đáng với hạnh phúc, sức khỏe và tinh thần của chúng tôi hay không. 

Có tất cả nhưng không hạnh phúc, tại sao?

Chúng tôi có một cô con gái 7 tuổi và có lẽ con là điều duy nhất đang ràng buộc cuộc hôn nhân của chúng tôi. Tôi biết, mình đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm qua, nhưng nếu ly hôn, nhiều khả năng tôi sẽ thua vợ về chăm sóc con cái.

Tôi không phải là người chồng tồi tệ, tôi luôn sẵn sàng ủng hộ vợ. Cô ấy hoàn toàn không phải lo lắng về tiền bạc vì tôi có thể chi trả cho mọi thứ: Nhà, xe sang và rất nhiều các tiện ích khác. 

Cô ấy cũng có một công việc tạm ổn, nhưng việc chỉ được nghỉ 1 ngày trong tuần khiến cô ấy chán nản và ốm yếu. Tôi làm 9 giờ một ngày kể cả nửa ngày thứ Bảy để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Chưa kể tôi còn phải giải quyết rất nhiều công việc không tên khác nữa. Trong khi đó, tất cả những gì cô ấy làm sau mỗi buổi tan làm là đón con gái về nhà và sau đó là thực hiện vai trò của một người mẹ. 

Những gì xảy ra trong những năm qua là chúng tôi đã rời xa nhau, liên hệ giữa chúng tôi đã bị phá vỡ. Tất cả những gì tôi nhận được từ cô ấy trong bất kỳ cuộc thảo luận nào đều là sự tiêu cực. Cô ấy trách tôi không dành đủ thời gian cho cô ấy và con gái. Cô ấy cũng nói rằng cô ấy không chịu đựng nổi việc tôi lên mạng trên máy tính xách tay thay vì tập trung nói chuyện với vợ con. 

Khi bị chê trách, tôi nghĩ sẽ dễ dàng hơn nếu mình chỉ im lặng. Thực tế thì tôi cũng chẳng có quyền cãi lại. Nếu phải kể ra một điều mà tôi nghĩ mình đã làm đúng, thì đó là việc tôi chưa bao giờ phán xét hoặc đòi hỏi bất cứ điều gì từ cô ấy. 

Vậy mà chúng tôi vẫn bị đẩy về 2 phía đối lập nhau. Tôi thường tự hỏi “Điều đó đến từ đâu?”. Cô ấy cáu kỉnh và thất thường, cô ấy còn la hét với con gái của chúng tôi và liên tục phàn nàn về bất cứ điều gì cô ấy có thể nghĩ ra. 

Có hôm tôi đã cố gắng tạo ra chút vui vẻ để làm lành với cô ấy bằng cách đưa cho cô ấy một chai nước mát. Nhưng cô ấy đã dùng chai nước đó để đánh tới tấp vào bụng tôi. Tôi chưa bao giờ đánh cô ấy, chưa bao giờ gây gổ với ai. Vì thế tôi rất sợ hãi khi nhìn thấy sự căm thù trong ánh mắt của cô ấy. 

Quá chán nản và bế tắc, nhưng tôi không tìm được cách để giải tỏa. Lâu nay tôi chỉ biết lấy gia đình và thành công trong công việc làm niềm vui. Tôi cũng chẳng có một người bạn thân nào để chia sẻ. Tôi nghĩ mình đã rơi vào trạng thái trầm cảm nhẹ. Nhưng có lẽ tình trạng của cô ấy còn nặng hơn tôi. Sau chuỗi ngày căng thẳng, cô ấy đã phải nằm viện để được điều trị. 

Trong suốt 5 tuần cô ấy ở bệnh viện, tôi thường xuyên mất ngủ. Tôi dành phần lớn trong ngày để suy nghĩ, cho dù cô ấy ốm đau hay khỏe mạnh, tôi nghĩ đây cũng không phải là thời điểm để thiết lập các ranh giới. Có lẽ vì tôi đã ở bên vợ quá lâu nên tôi không thể thấy mọi thứ đã trở nên nghiêm trọng như thế nào, điều này còn vượt xa căn bệnh trầm cảm mà chúng tôi đang vướng phải.

Cô ấy thực ra cũng chẳng khác gì tôi, chúng tôi đều cần được hỗ trợ khi chung sống với một đối tác không khỏe về mặt tinh thần trong thời gian dài. Tôi quyết định, bất kể mình có cảm thấy tồi tệ về mặt cảm xúc hay không, tôi cũng sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ một nhà tâm lý. Và lý tưởng nhất là hai vợ chồng nên được trị liệu cùng nhau để tìm ra vấn đề thực sự trong cuộc hôn nhân của mình. Tôi hy vọng rằng sự oán giận và thất vọng tiềm ẩn giữa chúng tôi sẽ được hóa giải.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.