Cơ sở giáo dục địa phương hoạt động không phép: Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Mới đây, cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point (MBWP) tại 24 Quảng Bá, quận Tây Hồ (Hà Nội) chưa được cấp phép hoạt động và giao chỉ tiêu tuyển sinh nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động, tuyển sinh. Đặc biệt, sự việc giáo viên cơ sở này nhốt trẻ vào trong tủ khiến cho dư luận phẫn nộ.

Chưa được cấp chỉ tiêu tuyển sinh nhưng cơ sở giáo dục mầm non MBWP tại 24 Quảng Bá đã hoạt động nhiều năm
Chưa được cấp chỉ tiêu tuyển sinh nhưng cơ sở giáo dục mầm non MBWP tại 24 Quảng Bá đã hoạt động nhiều năm

Dư luận đặt câu hỏi: Vậy cơ quan nào có trách nhiệm quản lý những cơ sở giáo dục địa phương và hình thức xử lí đối với những cơ sở vi phạm trên ra sao? Theo Luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch TAT Law Firm), trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục được quy định cụ thể tại Nghị định 127/2018.

Cụ thể, MBWP là một phân hiệu của cơ sở mầm non do đó sẽ chịu sự quản lí của cơ quan Nhà nước như: UBND quận Tây Hồ kiểm tra việc bảo đảm chất lượng giáo dục; việc tuân thủ pháp luật của trường. Chủ tịch UBND quận Tây Hồ có thẩm quyền trong việc quyết định thành lập trường, thu hồi quyết định thành lập; thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và xử lí vi phạm về giáo dục đối với trường.

Theo LS Trương Anh Tú, bên cạnh đó, UBND phường Quảng An nơi cơ sở mầm non hoạt động, cũng có trách nhiệm kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng chăm sóc, giáo dục của các lớp trong cơ sở, đồng thời phối hợp với Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ quản lý cơ sở.

“Chủ tịch UBND phường Quảng An có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục của cơ sở nếu phát hiện vi phạm pháp luật. Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành quy chế chuyên môn nghiệp vụ, công tác tuyển sinh của cơ sở...”, LS Trương Anh Tú nói.

LS Trương Anh Tú nhấn mạnh, những trường hợp các cơ sở giáo dục chưa được phép hoạt động nhưng vẫn tuyển sinh, hoạt động xảy ra ngày một nhiều. Đây là một vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực hoạt động giáo dục, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nước nhà. Đối với những hành vi này, căn cứ vào Khoản 4, Điều 6, Nghị định 138/2015, các cơ sở này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền, đồng thời còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 24 tháng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc chuyển người học sang cơ sở giáo dục khác hoặc trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được.

Trong trường hợp hết thời hạn xin cấp phép hoạt động, các cơ sở giáo dục này còn phải đối mặt với chế tài buộc phải giải thể cơ sở giáo dục theo quy định tại Điểm b Khoản 6, Điều 5, Nghị định 138/2015. Như vậy, trong vụ việc vừa qua, rõ ràng Trường MBWP đã được cấp phép thành lập từ năm 2017. Tuy nhiên, hết thời hạn hai năm kể từ ngày có quyết định thành lập, nhà trường vẫn chưa được cấp phép hoạt động. Theo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Nghị định 46/2017 thì quyết định thành lập này sẽ bị hủy bỏ. Thực tế, cơ sở mầm non này vẫn hoạt động, tuyển sinh bình thường là trái quy định.

“Để xử lý sai phạm này, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ sẽ lập biên bản đối với hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục khi chưa được phép hoạt động, với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời quyết định thành lập trường sẽ bị hủy bỏ do hết thời hạn xin cấp phép hoạt động. Ngoài ra, cơ sở này còn chuyển những học sinh đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc trả lại kinh phí đã thu của học sinh nếu không chuyển được…”, LS Trương Anh Tú nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.

Cốm Làng Vòng được làm từ loại lúa nếp cái hoa vàng và là loại lúa non.

Giữ 'hồn' cho cốm làng Vòng

GD&TĐ - Làng Vòng, thuộc phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi gắn liền với nghề làm cốm từ nhiều thế kỷ trước.