Cơ hội “xuống tiền” khi bất động sản “bắt đáy”

Cơ hội “xuống tiền” khi bất động sản “bắt đáy”

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lại cho rằng đây là thời điểm thích hợp để người có vốn “xuống tiền” đầu tư, tạo sự thanh khoản dòng tiền và “phá băng” thị trường.

Điểm sáng trong… bóng tối

Tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài đã và đang mang đến nhiều nguy cơ và rủi ro cho thị trường bất động sản, nhất là với các doanh nghiệp có năng lực tài chính hạn hẹp. Bởi theo HoREA, khi thị trường “đứng hình”, tính thanh khoản của thị trường thấp, hàng tồn đọng nhiều, áp lực lãi vay gia tăng sẽ dẫn đến nguy cơ đổ vỡ dây chuyền.

Đơn cử cho thực trạng trên là việc BIDV vừa thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ hơn 4.000 tỷ đồng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên. Đơn vị là chủ dự án Kenton Node tại xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, TPHCM. Dự án Kenton Node là một khu phức hợp có tổng diện tích 9,1 ha và hơn 1.600 căn hộ cao cấp, đi kèm trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, bến du thuyền ven sông, sân khấu nước... Do chủ đầu tư hạn chế năng lực tài chính, cộng thêm thị trường bất động sản TPHCM vài năm trở lại đây theo đà tuột dốc, dự án “chết chìm”.

Không chỉ riêng các dự án đang phải chịu áp lực từ lãi vay ngân hàng như Kenton Node, nhiều đơn vị phân phối các sản phẩm căn hộ chung cư, bất động sản liền thổ tại hàng loạt các quận huyện cũng gặp khó. Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), không chỉ các doanh nghiệp lớn mà phần đông các đơn vị khác sau Tết đến nay đều hoạt động cầm chừng, thay đổi kế hoạch khai thác, kinh doanh để chờ tín hiệu tích cực theo quỹ đạo vốn có của thị trường. Riêng với các nhà đầu tư thứ cấp có sẵn dòng tiền, thì đang chờ đợi để “bắt đáy” thị trường.

Tuy nhiên, ông Châu cho rằng, rất khó để đo lường giá trị thật của thị trường lúc này khi mọi thứ vẫn còn phải dựa vào nhiều yếu tố như tình hình diễn biến của dịch Covid-19, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, UBND TPHCM với doanh nghiệp bất động sản, cũng như các kênh đầu tư liên thông với thị trường bất động sản có duy trì được hay không.

Bất động sản vẫn là kênh “giữ” tiền tốt nhất

Cơ hội “xuống tiền” khi bất động sản “bắt đáy” ảnh 1
Một dự án đưa ra mức chiết khấu cao cho khách hàng trong mùa dịch Covid-19.

Phân tích về thị trường cũng như việc nên đầu tư bất động sản vào lúc này hay không, ông Nguyễn Văn Hậu – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Asian Holding cho rằng: Khó khăn chung của thị trường hiện tại chủ yếu đến từ tâm lý khách hàng đang tập trung nhiều đến diễn biến dịch bệnh hơn lựa chọn kênh đầu tư, xuống tiền trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư lâu năm, biết nắm bắt thời cơ thì giai đoạn này lại là cơ hội thích hợp để sở hữu sản phẩm bất động sản giá tốt.

Giữa các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, USD, gửi tiết kiệm… thì bất động sản theo ông Hậu chính là kênh tốt nhất vì đây là kênh tích trữ tài sản an toàn, nhất là phân khúc vừa túi tiền. Ngoài ra thị trường vẫn đang ở những tháng đầu năm (thời điểm hay bị khan hàng) nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến mọi hoạt động chững lại.

Theo ông Hậu, trong thực tế vẫn còn nhiều sản phẩm bất động sản chất lượng chưa được giao dịch, đây là cơ hội để nhà đầu tư có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Đồng thời, trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các ngân hàng cùng nhà đầu tư, phát triển dự án cũng đã có sự kết hợp nhằm đưa ra các giải pháp tài chính, chính sách giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ người mua… nên thời điểm này chính là thời điểm tốt để đầu tư.

Ông Huỳnh Hoàng Thịnh - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hoàng Gia Sài Gòn, đưa ra lời khuyên: Nhà đầu tư phải nắm thuộc lòng nguyên tắc “trứng phải chia ra nhiều giỏ”. Trong khoản tiền nhàn rỗi của mình, để an toàn cần phải đa dạng hóa phân khúc đầu tư, bao gồm phân khúc yêu thích và những phân khúc khác có tính phù hợp cao với thị trường hiện tại.

Theo ông Thịnh, hiện phân khúc tầm trung với tổng giá trị trong khoảng từ 2 - 5 tỷ đồng chính là phân khúc phù hợp với hầu hết ngân sách của đa số nhà đầu tư thứ cấp đang có tiền nhàn rỗi, sản phẩm thuộc phân khúc này có tính thanh khoản tốt khi cần chốt lời trong thời điểm này. Một điểm nữa không kém quan trọng là nhà đầu tư cần phải xác định đầu tư thị trường ngắn hạn hay dài hạn, nhận định đúng sẽ nắm cơ hội tốt. Thị trường đang có những thông tin tiêu cực, nhưng cũng không kém những tín hiệu lạc quan tích cực nhờ sự điều hành của Chính phủ và các gói hỗ trợ tháo gỡ.

“Với những người đang có nhu cầu mua bất động sản để ở thì cần soát xét trên các yêu cầu như tiềm năng thực tế về vị trí, tiện ích hạ tầng xã hội… Trong khi đó, các nhà đầu tư hiện tại lại không đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của khách hàng thứ cấp, những người sẽ ở thực và sử dụng những tiện ích và liên kết vùng xung quanh của dự án sau này, từ đó chạy theo bánh vẽ của các chủ đầu tư, hay làn sóng dư luận hiện hành. Chính điều này đã khiến cho sản phẩm không “chạm” được tới nhu cầu của khách hàng và không phục vụ nổi nhu cầu cuộc sống bình thường của đến 99% dân số hiện tại” – ông Thịnh phân tích.

Hiện để ứng phó với tình hình khó khăn trước mắt, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra các chương trình giảm giá, tăng mức chiết khấu và bán hàng với ưu đãi nhằm kích cầu thị trường. Đơn cử, Asian Holding - Đơn vị Phát triển dự án Asian Lake View đã thực hiện chương trình ưu đãi chiết khấu đến 10% cho tất cả khách hàng và chiết khấu thêm 5% cho 3 khách hàng đầu tiên có giao dịch thuộc dự án Asian Lake View, tổng chiết khấu cộng dồn lên đến 15%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.