Cô giáo với cách dạy độc đáo " Màu xanh quanh ta"

GD&TĐ - Với sáng kiến kinh nghiệm “Màu xanh quanh ta”, cô Nguyễn Thị Như Hằng- giáo viên trường THPT Trương Định (Tiền Giang) đã đạt giải nhất cuộc thi dạy học tích hợp cấp quốc gia.

Cô Hằng và học sinh trường THPT Trương Định
Cô Hằng và học sinh trường THPT Trương Định

Cô Nguyễn Thị Như Hằng là giáo viên tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang, là 1 trong 64 giáo viên được nhận bằng khen của bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại Lễ tuyên dương gương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016-2017.

Tuy khởi đầu sẽ vất vả cho thầy cô, bởi vì còn dạy đan xen giữa phương pháp cũ và phương pháp mới. Nhưng nếu trên con đường mới mà chúng ta không chịu bước thì làm sao dẫn dắt các em đi đến đích của tri thức mới.
Cô Nguyễn Thị Như Hằng

Chia sẻ niềm vui sau khi được nhận bằng khen của bộ trưởng vì những thành tích xuất sắc trong quá trình đổi mới, sáng tạo trong dạy học, cô Hằng cho biết:

Thời gian qua, giáo viên Trường THPT Trương Định áp dụng phương pháp Dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn, mang lại những lợi ích thiết thực cho học sinh.

Nếu như thay đổi cách dạy mà đạt được những kết quả tích cực, chúng ta nên mạnh dạn thay đổi, để thầy, cô giáo không nên là người áp đặt tư duy mà là "bạn đồng hành" cùng các em trên con đường đi tìm tri thức.

Tuy khởi đầu sẽ vất vả cho thầy cô, bởi vì còn dạy đan xen giữa phương pháp cũ và phương pháp mới. Nhưng nếu trên con đường mới mà chúng ta không chịu bước thì làm sao dẫn dắt các em đi đến đích của tri thức mới.

Sau khi ứng dụng đề tài vào chương trình giảng dạy đã nâng cao năng lực của học sinh, tạo được sự hứng thú trong việc dạy và học. Việc tích hợp lồng ghép kiến thức của các môn học giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

Khi giảng bài, các thầy cô đưa vấn đề thực tiễn vào chủ đề dạy học cụ thể, rõ ràng, có minh chứng bằng người thật, việc thật nên phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. giúp học sinh rèn các kĩ năng mềm trong học tập, giao tiếp qua đó các em tích lũy kĩ năng sống phong phú hơn.

Do lồng ghép được nhiều môn học nên bài dạy có kiến thức đa dạng, phong phú và hấp dẫn, giải thích được vấn đề một cách thấu đáo, khoa học. Phát huy tính tự học, chủ động, sáng tạo của học sinh, các em có thể vận dụng nhiều môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

Ngoài ra, phương pháp học này còn rèn cho học sinh những kỹ năng mềm như giao tiếp ứng xử, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, tìm và xử lý thông tin, tạo được sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các em trong hoạt động học tập.

Cô Hằng cho biết: Trước khi giao nhiệm vụ học tập, giáo viên nên hướng dẫn học sinh cách tìm tài liệu tham khảo, nói rõ các yêu cầu mà giáo viên cần mỗi nhóm thực hiện, đồng thời các em phải có sự phân công cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm.

Bài dạy nên chọn đề cập tới những vấn đề phổ biến mang tính giáo dục đạo đức, ý thức, trách nhiệm người công dân chứ đừng đi sâu vào phân tích, mổ xẻ những vấn đề còn đang tranh cãi. Giáo viên nên kết hợp giữa nhiệm vụ học tập với hoạt động vui chơi, trải nghiệm thực tiễn sẽ kích thích tinh thần học tập các em.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.