Cô giáo đổi mới, sáng tạo xây dựng “Lớp học yêu thương”

Cô giáo đổi mới, sáng tạo xây dựng “Lớp học yêu thương”

Đổi mới mỗi giờ lên lớp

Theo cô Hà, dạy học sinh tiểu học tuy không quá nặng nề và chuyên sâu về kiến thức, nhưng làm thế nào để các em dễ hiểu, nhớ lâu và phát huy tính sáng tạo, phát triển được tư duy mới là điều quan trọng. Vì thế, cô luôn dặn lòng 3 chữ: Nhiệt huyết, sáng tạo và khuyến khích. Với trẻ nhỏ, nếu giáo viên không biết khuyến khích để kích thích khả năng sáng tạo mà chỉ giáo điều và khô khan chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ không cao.

Từ lâu, cô Hà đã xác định: Mỗi giờ lên lớp có một đổi mới trong giảng dạy. Sự sáng tạo của cô đến từ những điều nhỏ nhất trong tiết học như: Hình thức, phương pháp tổ chức, nội dung bài giảng hay cách truyền đạt. “Nếu làm thầy cô giáo chỉ chú tâm truyền đạt kiến thức cho học sinh theo một đường thẳng, nhất là với học sinh ở lứa tuổi còn đang ham chơi, ham ăn, ngủ, các em sẽ không thiết tha với việc học hành, dần dần sẽ tạo nên cách học thụ động, không có tư duy sáng tạo. Vô hình trung là chúng ta đã tạo nên lối mòn trong tư duy của con trẻ” - cô Hà bộc bạch.

Không ngừng, sáng tạo

Theo kinh nghiệm của cô Hà, muốn đổi mới, sáng tạo hiệu quả, đầu tiên phải quan sát học sinh, hiểu học sinh, biết học sinh muốn gì, không nên áp đặt những điều người lớn thích. “Năm học 2018 - 2019, tôi đã xây dựng thành công dự án lớp học theo mô hình “Lớp học yêu thương” bằng các hoạt động trong tiết hoạt động tập thể như: Truyền năng lượng tích cực; Chia sẻ điều em muốn nói; Xây dựng mục tiêu cá nhân; Giờ sinh hoạt hạnh phúc…

Nhờ đó học sinh được khơi gợi những cảm xúc tích cực nhất trong lớp học, đúng với phương châm “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” – cô Hà bật mí, đồng thời nhấn mạnh: Các em vui nhưng không phải không hiểu nhiệm vụ. Thay vào đó, các em thực hiện một cách chủ động, tích cực với sự thoải mái nhất có thể.

Không những thế, các phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại được cô Hà vận dụng linh hoạt trong các tiết dạy của mình như: Phương pháp bàn tay nặn bột, sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn… Đồng thời, cô tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, tạo sự sinh động, cuốn hút học sinh. Để không gây nhàm chán cho học sinh, cô tổ chức các trò chơi học tập hấp dẫn như: Đường lên đỉnh Olympia, Đường đua cướp biển… Đan xen với các trò chơi được ứng dụng công nghệ thông tin là các trò chơi vận động chân tay, đồ dùng dạy học tự làm…

Ngoài những đổi mới về hình thức, cô Hà đặc biệt chú ý đến nội dung. Có những tiết học, cô mạnh dạn thay đổi toàn bộ nội dung của sách giáo khoa, tìm tòi những điều mới lạ nhất, phù hợp, dễ hiểu nhất nhưng vẫn luôn bám sát mục tiêu của bài học. “Chẳng hạn như bài: Nước có tính chất gì? Tôi biến mình thành ảo thuật gia, đổ nước vào cốc có lót khăn thấm, khi đổ lại không thấy nước đâu, học sinh tò mò, thích thú với màn trình diễn của cô giáo. Sau đó tôi kết luận: Nước thấm qua một số đồ vật và dẫn dắt học sinh đi tìm hiểu các tính chất của nước” – cô Hà dẫn giải. 

Sứ mệnh của người thầy chính là “Học tập và chia sẻ, nhận lửa và truyền lửa”. Vì vậy, đằng sau những sáng tạo, đổi mới và thành công, tôi luôn nghĩ tới sự lan tỏa tới các bạn bè đồng nghiệp. Năm học 2018 - 2019, tôi vinh dự được lựa chọn thực hiện 3 tiết chuyên đề cấp huyện để phổ biến tới đội ngũ giáo viên trên địa bàn. Ngoài ra, các bài giảng E-learning cũng được đăng tải rộng rãi để bạn bè đồng nghiệp học tập, trao đổi kinh nghiệm. 
                                                                               Cô Trần Thúy Hà

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ