Cô giáo "chở" ngoại ngữ về ngoại ô

“Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, mong ước lớn nhất của tôi là trình độ ngoại ngữ của các em học sinh ở khu vực ngoại thành ngày càng tiến bộ và sánh kịp với học sinh ở trong khu vực nội thành” – Đó là tâm sự của cô Nguyễn Thị Kim Thư, giáo viên trường THPT Củ Chi (TPHCM).

Cô giáo "chở" ngoại ngữ về ngoại ô

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Anh văn và Nga văn, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Kim Thư đã “chân ướt chân ráo” vào nghề ở một trường Trung học tại quận 4 (TPHCM) và sau đó là các trường ở quận 1 với môn Nga văn.

Sau 6 năm dạy ở nội thành, năm 1990, cô đưa ra một quyết định trở về ngôi trường cô từng học tập - Trường THPT Củ Chi để giảng dạy. Quyết định trở về trường cũ cống hiến cũng trở nên khó khăn, khi mà ở Củ Chi, học sinh không học tiếng Nga mà học tiếng Anh.

Để có thể quay lại trường xưa, cô mất một thời gian học tập để chuyển đổi, có thể đứng lớp, giảng dạy môn tiếng Anh. Cô trở thành lớp giáo viên đầu tiên dạy ngoại ngữ ở khu vực này.

Vì là môn học mới nên học sinh hồi đó coi Anh văn là môn phụ. Nhưng cô quan niệm, ngoại ngữ là môn quan trọng cho tương lai của các em, khi mà đất nước đang trong thời kỳ hội nhập.

Cô mong ước học sinh của mình có thể đọc tài liệu, xem tin tức bằng tiếng Anh, tự tin giao tiếp với người nước ngoài. Chính vì vậy, cô giáo trẻ phải trăn trở với câu hỏi, làm thế nào để các em thích môn học này và tích cực học?

Cô luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy bằng những hình ảnh, đoạn hội thoại sinh động, vui nhộn. Để các em nhớ từ mới tốt hơn, cô ghép từ mới vào các câu trò chuyện tiếng Anh.

Nhiều em học sinh đã cảm nhận sự hứng thú của môn học và siêng năng học tập, trình độ ngoại ngữ không thua kém các học sinh ở nội thành.

Những nỗ lực của cô đã được đền đáp xứng đáng. Kết quả xếp loại học sinh mà cô đứng lớp dạy Anh văn có đến gần 29% đạt loại xuất sắc, 38,5% đạt loại giỏi và gần 33% loại khá. 5 học sinh của cô đạt giải học sinh giỏi môn Anh văn cấp TP. Bản thân cô, từ năm về trường đến lúc nghỉ hưu cũng là giáo viên đạt loại giỏi thao giảng.

Cô Thư đã nghỉ hưu từ tháng 2.2016. Một giáo viên yêu nghề không tránh khỏi cảm giác nhớ trường, nhớ lớp. Nhìn lại 31 năm giảng dạy, cô chia sẻ:

“Trong cuộc đời đi dạy, điều tôi tự hào và vui sướng nhất là đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh thành đạt. Và điều hạnh phúc nhất là đã có được những em tiếp bước theo con đường tôi đã chọn, tiếp tục công việc mà tôi đã thực hiện”.

Hiện nay, tổ bộ môn Anh văn ở Trường THPT Củ Chi có hơn phân nửa số giáo viên từng là học sinh do cô Kim Thư trực tiếp giảng dạy trước đây.

Theo Lao Động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.