Cô giáo bảo về nhà chép lý thuyết vào vở, nam sinh lười đối phó bằng cách không ai ngờ

Ngay sau khi câu chuyện được đăng tải, đã khiến nhiều người bày tỏ sự đồng cảm vì thời học trò mình cũng từng như thế!    

Ảnh: T.D/Trường Người Ta.
Ảnh: T.D/Trường Người Ta.

Không nói cũng biết nỗi sợ của hội học trò bên cạnh các bài kiểm tra, các kỳ thi đó chính là chép bài trên lớp. Mỗi môn học có những kiến thức khác nhau, nhưng tựu chung lại đều phải chép rất nhiều.

Chỉ cần quay xuống và không để ý vài phút thôi thì bảng đã kín mít rồi, những lúc như thế này chép thì thực sự rất lười nên nhiều học trò thường "để dành" về nhà chép sau.

Tuy nhiên về đến nhà cũng không phải ai có thể siêng năng đến mức chép lại bài. Điển hình là nam sinh dưới đây, do quá lười biếng mà nam sinh này đã cắt hẳn quyển sách vào vở ghi của mình!

Bức ảnh này được một nam sinh đăng tải trên diễn đàn học đường Trường Người Ta, cùng với đó là dòng caption: "Khi cô kêu về nhà chép bài và bạn quá lười để chép một đoạn dài nhưng bù lại bạn có trí thông minh".

Cụ thể khi học đến kiến thức về động cơ điện một chiều, vì không đủ thời gian để dạy nên cô giáo đã bảo lớp học về nhà chép vào sau, nam sinh nói trên cũng văn lời để trống một đoạn dài. Nhưng đến khi về đến nhà, bản tính lười nổi lên, nam sinh quyết định cắt luôn phần kiến thức đó và dán vào.

Ngay sau khi đăng tải, các cô cậu học trò đã tiết lộ rằng đây là điều mình hằng mong muốn nhưng luôn bị các thầy cô cấm mỗi khi làm ở trường.

Tuy nhiên nhiều người cho rằng cách làm này không tốt, thay vào đó hãy bỏ công sức ra học chắc chắn bạn sẽ nhớ kiến thức.

Theo Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.