Cô gái "săn" được học bổng của 11 trường ĐH Mỹ

Cô gái "săn" được học bổng của 11 trường ĐH Mỹ
 

Giấc mơ Stanford

Thành tích

Lớp 11: giải nhì tiếng Anh cấp thành phố

Lớp 12: giải nhì tiếng Anh thành phố và giải nhì tiếng Anh quốc gia.

“Săn” được 11 học bổng ĐH ở Mỹ

Qua phương tiện thông tin đại chúng, Hạnh được biết, ĐH Stanfor nằm ở bang Calofornia, bang đẹp nhất của Mỹ, có trời xanh, nắng đẹp, biển trong và gió mát. Ở đây còn có rất nhiều các món ăn của người Việt như bún bò Huế, phở... Đây lại là trường ĐH thuộc thế hệ “trẻ” của Mỹ nên ngay từ khi bước chân vào lớp 10 chuyên Anh của trường Ams, cô nàng đã có nghĩ tới giấc mơ “Stanfor”.

Năm học 2007 – 2008, khi đó đang là học sinh lớp 12 của trường, Hạnh nhận được học bổng đi học nội trú ở Choate Rosemory Hall một năm. Hoàn thành khoá học, điều đầu tiên Hạnh nghĩ tới trước khi về nước là phải “ngắm” bằng được ĐH Stanford bằng “xương bằng thịt”. Mất 6 giờ đồng hồ đi từ phía Đông để đến phía Nam của nước Mỹ, Hạnh đã được “mãn nhãn” trường ĐH trong mơ của mình. Không những thế, Hạnh còn “bồ kết” ngôi trường này từ dáng vẻ bên ngoài đến nội dung bên trong. Hạnh xin vào học thử cùng với một chị du học sinh Việt Nam đang ở trường theo ngành hành chính công. Điều bất ngờ đối với một cô học sinh 18 tuổi người Việt Nam là lớp học ở đây chỉ 20 sinh viên. Người dạy và người học ai cũng được nêu ý kiến và không ai nói quá nhiều.

Trở về Việt Nam học tiếp lớp 12, cuối năm 2008, Hạnh đã chọn ra 15 trường ĐH ưng ý để phản hồi hồ sơ. Nhưng vì thấy như thế hơi “tham” và không đủ sức để hoàn thành, Hạnh “cắt đi cắt lại” còn 11 trường do không thể cắt được nữa. Lạ lùng ở chỗ, ĐH Stanford là giấc mơ của Hạnh nhưng Hạnh lại làm hồ sơ sau cùng và cũng đúng vào ngày cuối cùng trường nhận hồ sơ. Tháng 2/2009, khi nhận được tín hiệu reply từ ĐH Yale, trường thuộc top 5 của Mỹ, Hạnh như không tin vào sự thật. Cầm chắc một “vé nặng ký” sang Mỹ du học, Hạnh cảm thấy thoả mãn với sự cố gắng của mình. Sau đó, liên tục những trường còn lại đều báo Hạnh đã nhận được học bổng của trường. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên nữa là ĐH Stanford lại là trường Hạnh nhận thông tin sau cùng. Giấc mơ trở thành hiện thực, Hạnh bỏ ĐH Yale, đến với Stanford trong mơ của mình với học bổng toàn phần trị giá 57000USD/ năm trong suốt 4 năm học. Cô bạn sẽ nhập học trong tháng 9 tới.

Là chính mình và luôn tự học

Để xin được học bổng, ngoài bảng thành tích học tập, chứng chỉ nọ kia, điều không thể thiếu đó chính là một bài luận. Hạnh nói rằng, bài luận của Hạnh chỉ có 3 nội dung: sở thích đi du lịch, gia đình và niềm đam mê viết lách của cô. Từ ảnh hưởng của người cha làm kỹ sư xây dựng nay đây mai đó, ảnh hưởng của người mẹ giáo viên luôn tận tuỵ chăm sóc gia đình, con cái, Hạnh đã viết lên bài luận thành công. “Hãy luôn là chính mình, đừng cóp nhặt ý tưởng của ai, bạn chỉ là bạn trong bài luận để họ phân biệt bạn với người khác” – đó là chia sẻ của Hạnh.

Luôn dẫn đầu lớp môn ngoại ngữ nhưng bí quyết của cô bạn nhỏ này cũng xuất phát từ lời động viên của mẹ: nếu con không tự học, con sẽ không tự mình làm được việc gì cả. Hạnh đã tự học trong suốt 4 năm cấp 3 (1 năm học nội trú bên Mỹ) và tất nhiên không “quá đau khổ” vì sự học như lời Hạnh nói. Ngoài việc học, Hạnh còn tham gia các hoạt động xã hội khác.

Năm 2006, khi còn đang là học sinh của trường Ams, Hạnh đã tham gia vào mạng SealNet (Mạng lưới lãnh đạo phục vụ Đông Nam Á). Năm nay, Hạnh là thành viên chủ chốt của chương trình rác thải tại Trường THCS Thành Công, Hà Nội. Với mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh cũng như thành lập 1 mô hình rác thải thí điểm, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 sẽ tiến hành. Nhóm của Hạnh chủ yếu giáo dục các em học sinh về vấn đề quản lý rác thải và nâng cao nhận thức về môi trường bằng sử dụng nguyên tắc 3R (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế). Từ đó sẽ nhân rộng mô hình này ra các khu vực lân cận. Từ thực tế ở Hà Nội đi ra đường là gặp rác, Hạnh cũng như các thành viên khác của tổ chức mong muốn qua các em học sinh để thay đổi nhận thức của phụ huynh học sinh về vấn đề rác thải. Có lẽ, ai cũng nhận thức được sức “nóng” của vấn đề này, nhưng không phải ai cũng dám “xắn tay” vào làm để mong có một Hà Nội không có rác, nhất là với một cô gái đầu 9x như Hạnh.

Ng.Huê

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.