Cơ chế hủy hoại sức khoẻ của ô nhiễm không khí

GD&TĐ - Ô nhiễm không khí khiến cơ thể bị kích ứng phản ứng viêm, oxy hóa với các độc tố trong thành phần chất ô nhiễm.

Ô nhiễm diễn ra khá nghiêm trọng tại nhiều địa phương.
Ô nhiễm diễn ra khá nghiêm trọng tại nhiều địa phương.

Phản ứng viêm tác động lên hệ hô hấp

Theo TS Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường Đại học Y tế cộng đồng, Bộ Y tế, cơ chế ảnh hưởng sức khỏe của ô nhiễm không khí vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, có hai cơ chế được tán thành, bao gồm phản ứng viêm (inflammation), ứng kích oxy hóa (oxidative stress) với các độc tố trong các thành phần trong chất ô nhiễm.

Đối với phản ứng viêm, chất ô nhiễm không khí có thể kích hoạt phản ứng của cytokin (một dạng tế bào truyền tin trong hệ thống miễn dịch) và hoạt hóa phản ứng viêm để cơ thể chống lại những tác nhân ngoại lai.

Phản ứng viêm này được đặc trưng bởi một số triệu chứng gồm sưng, nóng, đỏ, đau. Mặc dù là cơ chế bảo vệ, nhưng phản ứng viêm quá mức cũng có thể gây ra một số bệnh, đặc biệt liên quan đến hệ hô hấp như viêm phổi hay bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD).

Đối với ứng kích oxy hóa, các chất ô nhiễm không khí gồm các thành phần có chứa nhiều gốc tự do (free radicals).

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các chất này có thể tác động đến tế bào bằng cách lấy đi những electron (những hạt mang điện tích âm) của các hợp chất trong cơ thể người, dẫn đến một số phản ứng viêm.

Ô nhiễm không khí có thể tác động ngắn hạn hoặc dài hạn lên sức khỏe. Đối với ngắn hạn, những tác động này có thể xảy ra sau khi phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn (khoảng vài ngày hoặc vài giờ). Ngược lại, phơi nhiễm trong khoảng thời gian dài cũng có thể tác động lên sức khỏe sau khoảng một hoặc nhiều năm.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Ảnh hưởng Sức khỏe (Health Effect Institute), tuổi thọ trung bình của dân số trên toàn cầu giảm khoảng 1,8 năm do ô nhiễm không khí; khoảng 1,0 năm do ô nhiễm bụi PM2.5 xung quanh; 0,7 năm do ô nhiễm bụi PM2.5 trong nhà và 0,07 năm do ô nhiễm Ozone (15).

Nghiên cứu cho thấy, ô nhiễm không khí làm gia tăng trẻ mắc hô hấp ở trẻ em Hà Nội từ 1 - 3 ca/ngày. Sự gia tăng của ozone làm số ngày nằm viện kéo dài ở trẻ em tăng lên. Đối với người trưởng thành, việc gia tăng ô nhiễm không khí làm gia tăng người nhập việc bệnh tim mạch và bệnh phổi, phế quản mãn tính.

Gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong do PM 2.5 tại Hà Nội năm 2019, mỗi năm có khoảng gần 2.900 ca tử vong do ô nhiễm không khí.

Nhiều địa phương báo động đỏ ô nhiễm không khí

Ngày 23/8, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn cho đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên và cán bộ tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường không khí tại Vĩnh Phúc. Báo cáo hiện trạng môi trường không khí tại một số đô thị của Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc, Tổng cục Môi trường cho biết, Việt Nam hiện có 94 điểm quan trắc định kỳ tập trung rải khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hệ thống này quan trắc các thông số ô nhiễm như bụi tổng số (TSP), bụi PM10, PM 2.5, NO2, SO2, CO, Pb. Ở cấp tỉnh cũng có đến hàng trăm điểm. Hệ thống quan trắc tự động, liên tục có 17 trạm cấp quốc gia, gần 100 trạm tại 28 tỉnh, thành phố và 32 trạm cảm biến của Hà Nội. Thời gian tới sẽ lắp đặt 18 trạm tự động tại 16 tỉnh thành phố.

TS Nhung cũng chia sẻ thông tin, khi đánh giá tác động ô nhiễm không khí lên tử vong cho 11 tỉnh cho thấy, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương và Hà Nam đang là những tỉnh có gánh nặng bệnh tật liên quan đến ô nhiễm không khí lớn.

Có thể do mật đô dân số cao, nhiều khu công nghiệp, hoạt động giao thông phát triển… dẫn đến thực trạng này Đặc biệt là Bắc Ninh là địa phương có cảnh báo màu tím, bị tác động rất lớn bởi ô nhiễm không khí, sau đó đến Hà Nội, Thái Bình.

Theo TS Nhung, một trong những biện pháp hiệu quả để phòng tránh ô nhiễm không khí trong nhà là sử dụng máy lọc không khí. Các máy này, thường được sử dụng trong các tòa nhà, có khả năng lọc các loại bụi và khí gas.

“Đặc biệt đối với các trẻ bị hen, những ngày ô nhiễm không khí lên cao, để không phát cơn hen thì cha mẹ có thể sử dụng máy lọc không khí”, TS Nhung khuyên.

Theo TS Nhung, sử dụng khẩu trang là một trong những biện pháp làm giảm mức độ phơi nhiễm với ô nhiễm không khí ở cấp độ cá nhân. Nhưng về chính sách, các phương pháp phòng hộ cá nhân không được khuyến khích sử dụng bởi trách nhiệm xã hội không phải là người dân.

Nhà nước phải kiểm soát nguồn thải. Các khẩu trang N95 có giá cao, có giá khoảng 20.000 đồng/chiếc. Có thể sử dụng tối đa khoảng 3 lần. Số tiền sử dụng khẩu trang cho hàng triệu người là vô cùng lớn.

Việc kiểm soát môi trường không khí cần phải được làm bài bản, song hành cùng các kế hoạch hành động, nhiều quốc gia đã ban hành các chính sách can thiệp tập trung vào giảm lượng phát thải tại nguồn, đặc biệt là đối với các nguồn tiêu thụ than đá và giao thông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh minh họa về Hạng A Cháng do AI tạo ra. Ảnh minh họa: TG

Hai mặt của trí tuệ nhân tạo

GD&TĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục.

Binh lính Đức Quốc xã giương cờ trắng đầu hàng ngày 13/5/1945.

Cờ trắng đầu hàng có từ khi nào?

GD&TĐ - Trong chiến tranh, khi xét thấy không thể chống cự lại đối phương, đội quân yếu thế thường giương một lá cờ trắng biểu thị sự đầu hàng.