Cơ chế đặc thù cho các địa phương phải gắn với tiêu chí cụ thể

GD&TĐ - Nhiều đại biểu cho rằng, để phát triển kinh tế, cần có cơ chế đặc thù, “vượt rào” để tháo gỡ điểm nghẽn cho các địa phương: Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế.

Phạm Trọng Nhân (Đoàn Bình Dương)
Phạm Trọng Nhân (Đoàn Bình Dương)

Sáng 27/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế.

Đại biểu Cầm Hà Chung (đoàn Phú Thọ)- cho hay, nhiều địa phương mong muốn có cơ chế đặc thù, để tháo gỡ điểm nghẽn, thu hút đầu tư, phát huy lợi thế để phát triển kinh tế xã hội.

Nhiều địa phương có Nghị quyết của Trung ương, có địa phương nằm trong vùng trọng điểm về kinh tế, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, theo ông Chung, việc giải quyết mong muốn của các địa phương nếu không ổn thoả, không có tiêu chí cụ thể sẽ tạo áp lực lên đoàn đại biểu Quốc hội, lãnh đạo của các địa phương.

Do đó, Chính phủ, các cơ quan, các địa phương liên quan cần nghiên cứu, giải trình hoặc triển khai minh bạch, tạo thống nhất và minh bạch trong nhân dân. Cần xác định những nội dung chưa có trong Luật, xác định tiêu chí, tránh cơ chế xin cho.

Nên chú trọng phân cấp, phân quyền, hạn chế phân bổ thêm nguồn lực của trung ương. Cũng cần làm rõ, những địa phương được đặc thù có hơn, có khác không? Đóng góp cho đất nước thế nào?

Theo đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng), phân loại theo tiêu chí điều tiết ngân sách, trước quý I/2021 có 16 tỉnh, thành phố có điều tiết ngân sách về Trung ương, trong đó có Hà Nội, 4 thành phố trực thuộc trung ương… Thời gian qua các địa phương này có kiến nghị giãn tỷ lệ điều tiết ngân sách về trung ương để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ông Tạo cho rằng, cần quan tâm đến nhóm địa phương có quyết tâm chính trị cao, đã có nghị quyết về địa phương phấn đấu đến năm 2025 tự cân đối về ngân sách, đến năm 2030 có thể điều tiết ngân sách cho trung ương. Đây là những địa phương rất cần có những chính sách đặc thù, giúp rút ngắn thời gian tự cân đối ngân sách hoặc điều tiết ngân sách về trung ương.

Đại biểu Nguyễn Tạo
Đại biểu Nguyễn Tạo

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Đoàn Bình Dương) và đại biểu Bùi Xuân Thống (Đoàn Đồng Nai) nêu quan điểm, điều quan trọng là chúng ta phải đặt cơ chế chính sách trong tổng thể nền kinh tế mà không phải từng tỉnh riêng lẻ.

Trong 16 địa phương có kết dư điều tiết ngân sách về trung ương thì chỉ có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng được trao cơ chế chính sách đặc thù. Trong khi nguồn lực quốc gia còn thiếu và yếu, câu chuyện đi tìm động lực tăng trưởng mang ý nghĩa sống còn trong thời gian qua, nhất là khi đất nước trải qua đợt dịch nặng nề.

“Tại sao không trao cơ chế chính sách đặc thù cho các địa phương đã phát triển để dễ dàng có thêm dư địa tăng trưởng?” - đại biểu Phạm Trọng Nhân đặt vấn đề.

Về chính sách dư nợ vay, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn Hà Tĩnh) cho biết, theo quy định của Luật Ngân sách, mức dư nợ vay của địa phương không được vượt quá 20%.

Tuy nhiên, thực tế chưa sử dụng hết định mức hiện tại như: tỉnh Thanh Hóa, năm 2021 mức dư nợ vay tối đa là hơn 2,6 tỷ đồng nhưng mức dư nợ vay đến cuối năm nay chỉ đạt 27% mức trên;

Đồng thời tại các địa phương đang thực hiện cơ chế chính sách đặc thù thì trần dư nợ vay đều thấp hơn tỷ lệ Quốc hội cho phép. Do đó đại biểu cho rằng, cần làm rõ cơ sở xây dựng hạn mức dư nợ vay, phương án sử dụng vốn vay, dự kiến hiệu quả kinh tế và nguồn trả nợ vay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.