Cơ chế cấp học bổng cho lưu học sinh Lào

GD&TĐ - Ngày 31/3, tại Văn phòng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào tại Thủ đô Viêng Chăn, PGS.TS Kongsy Sengmany - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào làm việc với Trường Đại học Hà Tĩnh về cơ chế cấp học bổng cho lưu học sinh Lào theo diện Hiệp định giữa hai chính phủ Việt Nam và Lào.

Cơ chế cấp học bổng cho lưu học sinh Lào

Tại buổi làm việc, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Tĩnh báo cáo hình hình đào tạo lưu học sinh Lào tại trường. Trong 5 năm vừa qua, Trường Đại học Hà Tĩnh là trường có số lượng lưu học sinh Lào nhiều nhất trong cả nước với gần 2.000 sinh viên theo học mỗi năm trong tổng số gần 14.000 lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam.

Trường đã tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ học tập, cải tiến chương trình đào tạo, đặc biệt là giảng dạy Tiếng Việt cho lưu học sinh Lào. Lưu học sinh Lào học tập tại trường luôn giành được các giải cao nhất trong các cuộc thi Tiếng Việt giữa lưu học sinh Lào các trường đại học ở Việt Nam.

Ghi nhận thành tích của Trường Đại học Hà Tĩnh trong đào tạo lưu học sinh Lào ở Việt Nam, PGS.TS. Kongsy Sengmany khẳng định sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Lào đối với đóng góp của Trường Đại học Hà Tĩnh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Lào; đồng thời giao nhiệm vụ cho Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Quản lý Sinh viên làm đầu mối để hỗ trợ Trường Đại học Hà Tĩnh nhận được lưu học sinh Lào theo diện học bổng Hiệp định của chính phủ hai nước ký kết.

Cùng ngày, tại Đại học Quốc gia Lào, PGS.TS Sốm Chanh Bun Phanh My - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Lào - làm việc với Trường Đại học Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho Hội thảo Quốc tế “Toàn cầu hóa, Biến đổi khí hậu và Phát triển Bền vững” tổ chức tại Hà Tĩnh vào ngày 28/4.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.