Phong trào Hezbollah ở Lebanon đã công bố một đoạn video cho thấy tên lửa chống hạm Nour (Noor) của Iran là mối đe dọa đối với Mỹ, nước đang ủng hộ Israel trong cuộc xung đột với Lực lượng vũ trang Hamas của Palestine. Đoạn video cho thấy rõ các thùng chứa tên lửa chống hạm.
Đoạn video đã lan truyền trên mạng xã hội và nhanh chóng thu hút được nhiều lượt xem về loại tên lửa chống hạm tầm xa của Iran, được coi là phiên bản nội địa “thiết kế ngược” của dòng tên lửa chống hạm C-802 Trung Quốc
Iran là khách hàng xuất khẩu đầu tiên của tên lửa C-802 Trung Quốc. Hợp đồng được ký năm 1995 nhưng bị hủy do áp lực của Mỹ, sau khi 60 tên lửa đã được chuyển giao.
Sau đó, Iran bắt đầu chương trình đảo ngược kỹ thuật của C-802 và cho ra đời dòng tên lửa này, bao gồm cả phiên bản phóng từ tàu mặt nước (hạm đối hạm) và từ xe cơ động (bờ đối hạm).
Vào giai đoạn năm 2000, Noor được công bố là có tầm phóng xa tới 120km, chiều dài của đạn tên lửa là 6,4 mét, tầm bay đạt 120 km với tốc độ dưới âm Mach 0,8-0,9.
Xem video về tên lửa Noor tấn công chiến hạm INS Hanit của Israel năm 2006 do Hezbollah công bố ngày 16/8/2019 |
Nhưng sau đó, có nguồn tin cho biết rằng, vào những năm 2010, ngành chế tạo tên lửa Iran đã nâng cấp cải tiến dòng tên lửa này và cho ra đời một phiên bản có tầm phóng xa tới 200km (120nmi).
Hezbollah thực sự đã sử dụng những tên lửa chống hạm này để chống lại tàu mặt nước Israel.
Vào năm 2006, tàu hộ tống INS Hanit thuộc lớp Sa'ar 5, đã bị tấn công Noor tấn công khi tuần tiễu cách bờ biển Lebanon 16 km. Cú đánh khiến con tàu có lượng gian nước hơn 1200 tấn bị hư hỏng nặng, 4 thủy thủ Israel thiệt mạng, một tàu dân sự cũng bị tên lửa đánh trúng.
Đây được ghi nhận là vụ tấn công trực diện đầu tiên vào chiến hạm Israel trong nhiều thập niên và Hezbollah coi đây là thắng lợi lớn nhất trong cuộc xung đột Lebanon năm 2006.
Trong cuộc xung đột hiện tại, Hezbollah cũng đã sử dụng một tên lửa mặt đất trước đây chưa từng được sử dụng chống lại Israel. Nhóm dân quân người Shiite này thông báo rằng, một đòn mạnh mẽ đã giáng vào các vị trí của Israel ở phía bên kia biên giới từ các khu định cư Aita al-Shaab và Rmeikh.
Những hành động như vậy rõ ràng là biểu hiện cho mối quan hệ có thể xấu đi nghiêm trọng giữa Hezbollah và Israel, điều mà Tổng thư ký phong trào Hassan Nasrallah đã cảnh báo Tel Aviv một ngày trước đó.
Ông Hassan Nasrallah đổ lỗi cho Mỹ về thảm họa nhân đạo đang xảy ra ở dải Gaza và chỉ ra rằng, Israel chỉ là công cụ trong chính sách hiếu chiến của Washington ở khu vực Trung Đông.
Nhà lãnh đạo Hezbollah lưu ý rằng, kể từ khi bắt đầu leo thang cuộc đối đầu giữa người Palestine và Israel, các chiến binh của nhóm này đã tham gia vào các cuộc xung đột với IDF (lực lượng Phòng vệ Israel) và giới quan sát nhận định rằng, sự đối đầu có xu hướng ngày càng tồi tệ hơn.