Clinton: Dàn xếp tranh chấp biển Đông "không có sự ép buộc, đe dọa"

Clinton: Dàn xếp tranh chấp biển Đông "không có sự ép buộc, đe dọa"

(GD&TĐ) – Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thúc giục các quốc gia quanh biển Đông dàn xếp tranh chấp lãnh thổ của mình “mà không có sự ép buộc” khi bà chuẩn bị gặp người đồng nhiệm Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton

Bà Clinton sẽ có cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tại hội nghị về an ninh châu Á tại Campuchia, trong khi tránh làm tăng thêm mâu thuẫn đang có giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng.

Mỹ đã hướng tập trung quân sự và kinh tế về phía châu Á trong một chiến lược nhằm làm trung hòa ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, điểm sáng chính trong nền kinh tế toàn cầu ảm đạm và nơi có các tài nguyên chưa khai thác hết.

Các cuộc thảo luận giữa bà Clinton và ông Dương tại Cuộc hội đàm khu vực ASEAN ở Phnom Penh diễn ra giữa lúc có căng thẳng mới về loạt hòn đảo xa xôi mà Trung Quốc và Nhật Bản đều cho là của mình.

Sự việc tạo nên căng thẳng mới, khi tàu tuần tra Trung Quốc tiếp cận những hòn đảo trên vào hôm qua, đe dọa sẽ làm lu mờ những nỗ lực của các nước Đông Nam Á trong việc thống nhất một “bộ quy tắc ứng xử” cho những vùng nước tranh chấp.

Các quốc gia trong khu vực phải “giải quyết tranh chấp mà không có sự ép buộc, không có sự dọa dẫm, đe dọa và không dùng vũ lực” – bà Clinton nói trong một bài phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh – giới truyền thông cho biết.

Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục thúc giục tiến trình tạo ra bộ quy tắc ứng xử đã bị dừng lại từ lâu, nhằm tránh “sự lúng túng và thậm chí là đối đầu” về quyền vận tải, đánh cá trong khu vực biển Đông giàu tài nguyên.

Hôm qua Nhật Bản lên án Trung Quốc về sự tranh chấp đảo và đã triệu tập đại sứ Trung Quốc, trong khi đó Bắc Kinh cho biết những hòn đảo này “luôn là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ xưa”.

Trung Quốc cho biết họ chuẩn bị thảo luận một bộ quy tắc ứng xử giới hạn để tăng cường sự tin cậy, tuy nhiên muốn dàn xếp tranh chấp một cách song phương với từng nước có tranh chấp, chủ yếu là vì họ có thể mang nền kinh tế to lớn của mình tới các cuộc đàm phán với các nước hàng xóm nhỏ bé.

Trong một tuyên bố cuối ngày hôm qua, Trung Quốc cho rằng một số quốc gia ASEAN đã đề xuất bắt đầu thảo luận về một bộ quy tắc mà Trung Quốc thấy rằng chỉ có thể “khi các điều kiện đã chín muồi”.

Philippines đi đầu trong việc thúc giục ASEAN đoàn kết để thuyết phục Trung Quốc chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử dựa trên luật của Liên hợp quốc về biên giới biển, theo đó vạch ra khu vực thuộc về mỗi nước.

Được hỏi về sự tranh chấp giữa Nhật Bản – Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario nói với các phóng viên hôm qua rằng: “Giống như họ (Trung Quốc) đang trở nên hung hăng từng ngày”.

Phương Hà (Theo AFP)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ