Chuyện mẹ Việt ở Anh và anh chồng luôn bảo vợ là “đồ ngốc“

Cùng trò chuyện với chị Thu Ngân  để tìm hiểu thêm về cuộc sống làm “mẹ bỉm sữa” bên trời Tây và anh chồng ngoại quốc khéo chăm vợ con này.

Chuyện mẹ Việt ở Anh và anh chồng luôn bảo vợ là “đồ ngốc“

Chuyện cô vợ bỉm sữa - "Đừng có ngốc"

Trong suốt cả tháng đầu, chỉ vật lộn cho con bú, con ngủ, thay bỉm mà cũng hết cả ngày. Lại thêm vẫn còn đau vì vết khâu đẻ, tôi chẳng có thời gian mà chăm chút bản thân. Tôi nhớ lúc ấy tóc tai bù rù bết bền bệt, quần áo lôi thôi xốc xếch, da dẻ thì nứt nẻ khô cong khô queo, mụn mẹo đầy mặt. Một lần nhìn vào gương, tôi trợn mắt kêu lên: "Khiếp, trông em kinh quá!" Anh đang cất quần áo phơi khô vào tủ gần đấy, quay ra hôn lên trán tôi: "Đừng có ngốc! Em rất là đẹp!"
...
Lúc mới cho con bú, con bú còn chưa giỏi hay kéo ra kéo vào, lại hay trớ. Sữa cứ thế là dính đầy quần áo... Một buổi tối đi ngủ, lăn lộn thế nào mà mùi chua xộc lên mũi, tôi nhăn mặt: "Khiếp, em hôi quá!" Anh nhào vào ôm tôi: "Đừng có ngốc! Em rất là thơm!". Nói rồi anh đưa mũi lên người tôi hít lấy hít để làm tôi nhột quá cười sặc sụa.
...
Trong hai tuần đầu, anh xin nghỉ việc ở nhà để đỡ đần tôi chăm con. Buổi đêm anh vẫn hay thức dậy giúp con thay bỉm và dỗ con ngủ. Sau đấy anh phải đi làm lại. Tôi sợ con khóc đêm làm mất giấc ngủ của anh, nên đề xuất với anh: "Hay mẹ con em sang phòng bên cạnh ngủ cho anh đỡ mất giấc nhé!"Anh ôm chặt lấy cánh tay tôi: "Đừng có ngốc! Làm sao anh ngủ mà không có em được."
...

Những dòng tâm sự ngọt ngào về anh chồng luôn bảo vợ “Đừng có ngốc!” bên trên chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện vẫn diễn ra hàng ngày tại tổ ấm của chị Thu Ngân bên người chồng Anh và cô con gái nhỏ tại London. Đặc biệt, chuyện chăm vợ, chăm con của anh Simon – chồng chị Ngân khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ. Kết hôn với nhau được 4 năm, có bé Anna xinh xắn gần 1 tuổi, anh vẫn luôn dành cho chị những hành động tình cảm, lãng mạn như ngày mới yêu và cùng chị chăm sóc, nuôi dạy con theo cách tốt nhất có thể.

chuyen me viet o anh va anh chong luon bao vo la

Tổ ấm của chị Thu Ngân bên người chồng Anh và cô con gái nhỏ tại London.

Cùng trò chuyện với chị Ngân để tìm hiểu thêm về cuộc sống làm “mẹ bỉm sữa” bên trời Tây và anh chồng ngoại quốc khéo chăm vợ con này.

Anh chồng chăm vợ khéo, chăm con giỏi

Xin chào chị Ngân! Đầu tiên xin chị giới thiệu qua một chút về bản thân có được không?

Mình sang Anh du học phổ thông năm mình 17 tuổi rồi may mắn nhận được học bổng của trường đại học Cambridge ngành Kinh tế. Sau khi hoàn thành bằng cử nhân và thạc sỹ, mình tìm được việc trong ngành kiểm toán và chuyển lên Luân Đôn. Ở đây mình gặp chồng mình. Anh ấy là người Anh, hơn mình 5 tuổi. Chúng mình đã cưới nhau được bốn năm rồi và có một bé gái một tuổi.

chuyen me viet o anh va anh chong luon bao vo la

Nhận được học bổng của trường đại học Cambridge ngành Kinh tế, sau đó làm việc trong ngành kiểm toán, chị Ngân lần đầu gặp chồng tại London.

Những câu chuyện nho nhỏ đáng yêu về chồng và con của chị làm nhiều người ngưỡng mộ và ghen tị đấy. Có thể nói ông xã luôn dành cho chị những lời nói và cử chỉ "ngọt như ướp đường".Thường là sau khi có con, cuộc sống hôn nhân sẽ thay đổi rất nhiều, bí quyết gì để hai vợ chồng vẫn lãng mạn như hai kẻ mới yêu nhau vậy?

Mình có nghe nhiều người nói cưới nhau lâu có con rồi không còn cảm thấy yêu nhau say đắm như hồi mới đầu. Thực ra tình yêu không chỉ là ở cảm xúc mà còn ở suy nghĩ, lời nói và hành động. Cảm xúc có thể lên, có thể xuống. Nhưng suy nghĩ, lời nói và hành động thì mình có thể làm chủ được. Một khi mình đã suy nghĩ cho đối phương, thể hiện ra thành lời nói yêu thương và hành động quan tâm, tự dưng cảm xúc nó sẽ đến.

Một cái quan trọng khác nữa là phải trân trọng nhau, cố gắng nhìn nhận biết ơn cái người kia làm, không cho rằng cái người kia làm là hiển nhiên, là nghĩa vụ.

chuyen me viet o anh va anh chong luon bao vo la

Chuyện chăm vợ, chăm con của anh Simon – chồng chị Ngân khiến nhiều người vô cùng ngưỡng mộ.

Trong cuộc sống hàng ngày đúng là có nhiều lúc bận bịu nhiều thứ, công việc, con cái, nhà cửa. Tuy nhiên, dù có bận rộn thế nào, bọn mình vẫn luôn chú ý dành thời gian cho nhau. Dù chỉ đơn giản là 15 phút. Trong 15 phút này, mình chỉ có để tâm suy nghĩ về chồng/ vợ mình thôi, hỏi han lắng nghe những suy nghĩ cảm xúc của người kia.

Tín ngưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bọn mình. Chúa vẫn luôn hướng dẫn giúp đỡ bọn mình hàng ngày, giúp bọn mình thay đổi tốt đẹp hơn.

Hai vợ chồng chị phân chia việc chăm sóc con như thế nào? Có vẻ như chồng chị không chỉ giỏi trong việc nói những lời lãng mạn, ngọt ngào mà hành động chăm con, đỡ đần vợ cũng rất cừ?

chuyen me viet o anh va anh chong luon bao vo la

"Cứ ở bên hai mẹ con là anh ấy sẽ chơi với con, chăm cho con từ việc ăn ngủ tới tắm rửa thay bỉm."

Chồng mình đúng là không chỉ thể hiện tình yêu bằng lời nói ngọt ngào, mà còn trong hành động. Chồng mình không nghĩ "chăm con" là một trong những việc nhà nặng nhọc. "Chăm con" không phải là cái "phải" làm, mà là cái anh "muốn" làm. Đấy là cách anh ấy thể hiện tình yêu với con.

Anh ấy có lần bảo mình là anh ấy đã đi làm cả ngày không được ở bên con, nên lúc tối về và các ngày nghỉ cuối tuần anh ấy muốn dành thời gian cho con. Thế nên là cũng chẳng phải phân chia gì. Cứ ở bên hai mẹ con là anh ấy sẽ chơi với con, chăm cho con từ việc ăn ngủ tới tắm rửa thay bỉm.

“Không cứ phải lấy Tây, nhiều chị em Việt vẫn được chồng rất yêu chiều.”

Tính đến thời điểm này thì hành động nào của chồng khiến chị cảm động nhất?

Mình thấy khó để chọn cái nhất, vì mình rất trân trọng tất cả những cái anh ấy làm cho mình và cái gì mình cũng rất thích. Các việc làm hành động khác nhau có thể cho mình cảm xúc khác nhau tại thời điểm đó, nhưng mình không thể đánh giá được cái nào hơn cái nào.

Phải chăng mọi đàn ông Tây đều như vậy? Chị có cho rằng đây là những điều tuyệt vời khó có thể có được nếu chị lấy một anh chồng Việt?

Mình có thể đảm bảo không phải mọi đàn ông Tây đều như vậy. Đàn ông Tây hay đàn ông ta thì cũng có người này, người kia. Ở đâu thì cũng có hôn nhân hạnh phúc, và có hôn nhân không hạnh phúc, dù là Việt Nam hay là Anh Quốc. Trên thực tế, tỉ lệ ly hôn ở các nước châu Âu khá là cao.

chuyen me viet o anh va anh chong luon bao vo la

"Người châu Âu hay nói ngọt ngào hơn, còn người châu Á thường cho rằng thể hiện bằng hành động quan trọng hơn và không quen nói ngọt ngào."

Mình có quan sát và thấy rằng đúng là có một số sự khác biệt về văn hóa tư tưởng. Ví dụ người châu Âu hay nói ngọt ngào hơn, còn người châu Á thường cho rằng thể hiện bằng hành động quan trọng hơn và không quen nói ngọt ngào. Người châu Á cho rằng vai trò của người phụ nữ là phải làm việc nhà và chăm con. Ở Châu Âu, phụ nữ thường được coi trọng và có nhiều quyền bình đẳng hơn. Đàn ông châu Âu cũng sẵn sàng vào bếp chia sẻ việc nhà hơn.

Tuy nhiên ngày nay ở Việt Nam cũng có nhiều nét thay đổi trong tư tưởng của thế hệ trẻ. Theo mình thấy thì có rất nhiều các chị em ở Việt Nam được chồng yêu chiều, chăm sóc hết mực, và cũng hay giúp vợ việc nhà và chăm con.

“Việc vợ là người Việt Nam thì cũng giống như việc vợ đeo kính mà thôi.”

Thế còn chồng chị thì sao, anh nghĩ thế nào khi có một cô vợ người Việt Nam?

Anh vẫn bảo với tôi: “Ngân là vợ anh, và tình cờ cô ấy là người Việt Nam. Với anh, việc em là người Việt Nam thì cũng giống như việc em đeo kính. Nó chỉ là một trong vô vàn những điều mà anh biết về em. Anh không hề cảm thấy khác biệt với em vì em là người Việt Nam.”

chuyen me viet o anh va anh chong luon bao vo la

Anh vẫn bảo với tôi: “Ngân là vợ anh, và tình cờ cô ấy là người Việt Nam..."

Sự khác biệt về văn hóa, dòng máu có làm hai người gặp bất đồng trong chuyện nuôi dạy con không?

Những bất đồng lớn thì chưa có vì dù sao bé nhà mình mới có 1 tuổi. Nhưng cũng có những cái nhỏ nhỏ vui vui. Ví dụ như là ở Việt Nam có thói quen gọi yêu là cục này cục kia. Mình thỉnh thoảng hứng lên cũng hay gọi con thế. Nhưng bên này gọi thế lại là không hay. Thế nên mỗi lần mình gọi thế là anh không thích đâu.

chuyen me viet o anh va anh chong luon bao vo la

Anh chị thiên về nuôi dạy con theo phong cách nào?

Bọn mình không quan trọng là Tây hay Ta. Bọn mình đọc và nghiên cứu ưu nhược của các cách khác nhau, rồi thảo luận để chọn cách tốt nhất phù hợp hoàn cảnh của mình. Ví dụ chuyện ngủ của con, ở châu Âu thường hay cho con ra ngủ riêng từ sớm. Nhưng mà vì con mình vẫn hay bú đêm, nên ngủ riêng sẽ không thích hợp. Vì vậy đến giờ cả nhà vẫn ngủ chung. Còn về chuyện ăn uống, bọn mình lại thích kiểu ăn dặm tự chỉ huy hơn là đút bột thường thấy ở Việt Nam vì nó luyện cho con biết tự ăn uống từ sớm. Chắc chắn là bọn mình không bao giờ có tư tưởng chỉ Tây mới tốt hay chỉ Ta mới tốt. Cái gì cũng phải nghiên cứu đọc tài liệu để có quyết định đúng.

chuyen me viet o anh va anh chong luon bao vo la

"Chắc chắn là bọn mình không bao giờ có tư tưởng chỉ Tây mới tốt hay chỉ Ta mới tốt. Cái gì cũng phải nghiên cứu đọc tài liệu để có quyết định đúng."

Lời kể của chị qua các câu chuyện hàng ngày luôn có gì đó rất bình yên, hạnh phúc và tràn ngập sự lãng mạn. Chị có lời khuyên nào cho chị em để luôn giữ được tinh thần tích cực và đầy cảm hứng như vậy không?

Sống bằng cả trái tim và chậm rãi tận hưởng cuộc sống quanh ta có lẽ là cái mà mình luôn muốn hướng tới. Mình luôn cố yêu nhiều hơn, nói lời yêu thương nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn để cuộc sống đẹp và có ý nghĩa hơn.

Cám ơn chị rất nhiều về những chia sẻ thú vị! Chúc tổ ấm của chị mãi hạnh phúc nhé!

Theo eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.