Những món hàng “Buôn thất nghiệp, lãi quan viên”

GD&TĐ - Nhiều người có thú vui tìm kiếm tại các cửa hàng siêu rẻ và chợ trời, bởi nhiều khi bạn không thể biết mình sẽ tìm thấy gì.

Tranh của Martin Johnson Heade được bán đấu giá với 1,25 triệu USD
Tranh của Martin Johnson Heade được bán đấu giá với 1,25 triệu USD

Rất có thể đó chỉ là vài món hàng lặt vặt bắt mắt với giá vài USD, nhưng cũng có khi bạn có thể giành được một món hời, thậm chí, nếu bạn may mắn, có thể bạn sẽ sở hữu một kho báu thật sự.

Những tác phẩm nghệ thuật bị bỏ rơi

Bức tranh của John Constable được tìm thấy trong một phiên chợ giảm giá
Bức tranh của John Constable được tìm thấy trong một phiên chợ giảm giá

Thông thường, những bức tranh được bán trong chợ trời thường chỉ là “hàng chợ”, hàng nhái hoặc không có giá trị nghệ thuật. Thế nhưng khi một người đàn ông đến từ Wisconsin tìm thấy một bức tranh nhỏ xinh vẽ những bông hoa với giá rẻ, ông đã vội mua với mục đích che đi một lỗ hổng khó chịu trên tường của mình.

Một ngày nọ, khi đang chơi một trò chơi có liên quan đến nghệ thuật, ông chợt nhận ra một bức tranh giống với bức tranh trên tường của mình. Ông bèn liên hệ với một bảo tàng và bức tranh được xác định là một tác phẩm của Martin Johnson Heade (1819 – 1904), họa sĩ nổi tiếng của Mỹ với các tác phẩm tranh phong cảnh, cảnh biển và tĩnh vật hoa cỡ nhỏ. Bức tranh sau đó được bán với giá 1,25 triệu USD.

Điều kỳ lạ là đây không phải lần đầu tiên có người mua được một bức tranh của Heade với giá hời. Một bức tranh khác có tên là “Hai bông mộc lan màu xanh” chỉ được mua với giá 29 USD, nhưng sau đó được bán với giá 882.500 USD.

Một người đã may mắn có được hai bức tranh của Heade chỉ với 100 USD trong một cuộc mua bán bất động sản. Bức lớn hơn trong số hai bức, “Hoa mộc lan nở trên nền nhung xanh” được bán đấu giá với giá 937.500 USD.

Vì vậy, nếu bạn sống ở Mỹ và tình cờ có một bức tranh vẽ hoa trên vải thì có thể bạn sẽ thấy nó rất đáng giá.

John Constable là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất của Anh. Bức tranh “The Hay Wain” của ông thường được bình chọn là bức tranh được yêu thích nhất trên toàn quốc. Khi một người mua rất nhiều đồ trang sức với giá 30 bảng Anh, anh ta không bao giờ ngờ rằng một trong số đó lại là một bức tranh của Constable.

Một trong những bức tranh được tìm thấy trong bộ sưu tập của ông không lớn hơn một tấm bưu thiếp nhưng nằm trong một khung lớn và mạ vàng. Khi người mua ban đầu đưa bức tranh cho con trai ông là Robert Darvell, Darvell đã quyết định điều tra về bức họa nhỏ này. Một chữ ký mờ nhạt ở mặt sau của bức tranh là manh mối duy nhất.

Bức tranh này của Renoir trị giá ít nhất 75.000 USD
Bức tranh này của Renoir trị giá ít nhất 75.000 USD

Anh đã chuyển bức tranh sang một chương trình truyền hình của Anh chuyên điều tra các tác phẩm nghệ thuật là thật hay giả mạo. Mất một năm nghiên cứu, họ đã xác nhận bức tranh này là của họa sĩ nổi tiếng người Anh John Constable (1776 – 1837). Với sự ghi nhận đó, bức tranh đột nhiên tăng giá trị - các chuyên gia đề xuất mức định giá 250.000 bảng Anh.

Các hộp hỗn hợp tại các cửa hàng bán đồ lặt vặt thường chứa những mặt hàng “không ra ngô ra khoai”, hoặc khó bán. Tuy nhiên, một người mua đã chớp lấy cơ hội và mua được một bức tranh theo trường phái Ấn tượng. Thông thường, với người thường, khó mà biết được một bức tranh có giá trị lớn hay không, nhưng trong trường hợp này, điều đó không khó bởi giá bức tranh được viết ngay trên khung.

Chỉ sau khi bức tranh được mua với giá 7 USD, người chủ mới phát hiện ra cái tên trên khung: Đó là tên danh họa Renoir (Pierre-Auguste Renoir, 1841 – 1919, danh họa người Pháp). Tất nhiên, những tín hiệu này chưa thể đủ chắc chắn để thuyết phục những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp.

Bằng cách kiểm tra con số trên tờ giấy đính trên khung tranh với danh mục tranh của Renoir, chủ sở hữu mới của bức tranh đã tìm thấy một bức tranh giống hệt bức tranh mà cô đã mua.

Bức tranh Cảnh sông Seine của Renoir, có niên đại từ năm 1879, nhưng chỉ được giới nghệ thuật biết đến từ năm 1926. Sau khi được xác thực, bức tranh được cho là trị giá ít nhất 75.000 USD.

Chiếc vòng cổ và bức phác thảo

Chiếc vòng cổ của Alexander Calder được bán với giá 267.750 USD
Chiếc vòng cổ của Alexander Calder được bán với giá 267.750 USD

Alexander Calder là một nhà điêu khắc người Mỹ thế kỷ 20 xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ nổi tiếng. Các tác phẩm điêu khắc nhỏ bằng dây và kim loại của ông được lưu giữ trong các phòng trưng bày và bảo tàng trên khắp thế giới. Ngoài các bức tranh, tranh in và một loạt các loại hình nghệ thuật khác, Calder cũng sáng tác và có danh tiếng trong lĩnh vực trang sức.

Nhẫn, vòng cổ và hoa tai của ông thường được làm bằng đồng và thép. Chúng không phải là vật phẩm thương mại, bởi ông thường chỉ sáng tác riêng để làm quà tặng cho những người bạn nghệ thuật của mình. Ông từng tặng cho danh họa Joan Miro một chiếc nhẫn, Peggy Guggenheim một đôi hoa tai, và Georgia O’Keefe được tặng một cuốn sách giới thiệu của Calder. Khi một món đồ trang sức của Calder được bán đấu giá, chắc chắn món tiền thu được sẽrất cao.

Norma Ifill đã có một món hời lớn sau đó khi cô chọn một chiếc vòng cổ chỉ với giá 15 USD tại một khu chợ trời ở Brooklyn. Sau khi được xác thực, chiếc vòng cổ đó đã được bán với giá 267.750 USD trong cuộc đấu giá.

Nếu bạn học được một điều từ bài viết này, đó là bạn nên luôn nhìn kỹ phía sau khung của bất kỳ bức tranh nào bạn chọn trong một cửa hàng tiết kiệm. Khi Andy Fields mua 5 bức tranh với giá 5 USD ở Las Vegas, anh đã nghĩ rằng mình đã mua được một món hời. Chỉ khi chỉnh sửa lại chúng, anh mới phát hiện ra một bản phác thảo ẩn sau một trong số chúng.

Bức họa được Andy Warhol vẽ khi mới lên 10.
Bức họa được Andy Warhol vẽ khi mới lên 10.

Một khuôn mặt đầy màu sắc đang nhìn chằm chằm vào Fields và có một manh mối tinh tế cho thấy nghệ sĩ có thể là ai. Đó là chữ ký tên Andy Warhol, một họa sĩ nổi tiếng người Mỹ (1928 – 1987). Người ta biết rằng, bức phác thảo là vẽ ca sĩ Rudy Vallee những năm 1930 và được thực hiện khi Warhol mới mười tuổi. Màu sắc tươi sáng đã thể hiện một số chủ đề mà Warhol sẽ áp dụng trong các tác phẩm nghệ thuật sau này của mình.

Mặc dù Fields không muốn bán tác phẩm nhưng một số chuyên gia cho rằng nó có thể trị giá tới 2 triệu USD. Bức tranh được rao bán trên eBay với giá 1,25 triệu bảng Anh. 

Đồ cổ Trung Hoa và bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ

Ít ai hình dung được giá trị thật của chiếc bát giản dị này.
Ít ai hình dung được giá trị thật của chiếc bát giản dị này.

Rất nhiều sản phẩm được tìm thấy trong các cửa hàng tiết kiệm có đóng dấu “Made in China” và thường được coi như những vật phẩm giá rẻ. Tuy nhiên, việc tìm thấy một món đồ Trung Hoa đã 1.000 năm tuổi chắc chắn sẽ đáng giá hơn những gì bạn có thể mong đợi.

Chiếc bát màu trắng trong ảnh được bán với chỉ 3 USD. Nó chỉ có đường kính 5 inch và có màu trắng trơn. Nó có hoa văn khá đẹp khiến người mua hài lòng với cái giá. Họ trưng bày chiếc bát trong phòng khách và không hề quan tâm rằng bất cứ lúc nào họ cũng có thể sơ ý làm vỡ chiếc bát, vì dù sao nó cũng chỉ được mua với giá 3 USD.

Tuy nhiên, sau một thời gian, những người sở hữu chiếc bát bắt đầu quan tâm đến lịch sử chiếc bát của họ và mang nó đến một nhà đấu giá. Người ta đã xác định chiếc bát có từ thời nhà Tống của Trung Quốc và một trong những loại gốm có giá trị nhất được sản xuất vào thời điểm đó - gốm Đinh. Khi được bán tại Sotheby’s, nó đã thu về 2,225 triệu USD.

Chiếc cốc chạm khắc cổ bằng sừng tê giác.
Chiếc cốc chạm khắc cổ bằng sừng tê giác.

Với giá 4 USD, chắc chắn bạn sẽ không mong đợi mình sẽ mua được cái gì đắt giá. Một chiếc cốc được trang trí khá tinh tế được nhặt từ một cửa hàng từ thiện ở Úc trông giống như một loại nhựa đặc biệt nhuộm màu. Nhưng khi các chuyên gia kiểm tra, người ta nhận ra rằng, nó được chạm khắc từ sừng của tê giác và là chiếc cốc quý hiếm của Trung Quốc.

Chiếc cốc này đã được trao cho các học giả để thẩm định và được xác định có niên đại từ thế kỷ 17. Chiếc cốc chạm khắc hoa mộc lan này được sử dụng tại các sự kiện chung và đặc biệt của thời đại đó. Chiếc cốc đã được gắn một con chip nhỏ trong vành cốc nên giá trị của nó đã bị giảm. Nó được bán với giá “chỉ” 75.640 USD trong cuộc đấu giá.

Ở Mỹ, tất nhiên không có văn kiện nào được tôn vinh hơn là bản Tuyên ngôn Độc lập. Tất cả học sinh Mỹ đều phải tìm hiểu về nó, các chính trị gia đề cập đến nó, và Nicolas Cage cố gắng ăn cắp nó nhiều lần trong các bộ phim. Chính vì thế, ai cũng nghĩ rằng tất cả các bản sao của nó đều được lưu giữ ở những nơi an toàn. Tuy nhiên, chỉ một số bản sao ban đầu được gửi đi vào năm 1776 là vẫn còn tồn tại.

Những món hàng “Buôn thất nghiệp, lãi quan viên”  ảnh 7

Năm 1989, một người đã mua một bức tranh cũ ở một khu chợ trời với giá chỉ 4 USD. Tuy nhiên, bức tranh không phải là thứ mà người mua thích, thực ra người đàn ông này thích vẻ ngoài của khung gỗ. Khi ông cạy bức tranh ra khỏi khung, một thứ gì đó trượt ra khỏi từ phía sau bức tranh. Đó là một bản in Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Tài liệu đã được đưa đến một nhà đấu giá để xem xét và ngay lập tức, ông nhận ra giá trị thật của văn bản này.

Bản sao được tìm thấy là một trong 24 bản được biết là còn tồn tại được in vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 tại Philadelphia. Khi được bán tại Sotheby’s, bản Tuyên ngôn Độc lập được phát hiện một cách bất ngờ đã được bán với giá 2,42 triệu USD. 

Kim cương khổng lồ và vật phẩm Hoàng gia

Những món hàng “Buôn thất nghiệp, lãi quan viên”  ảnh 8

Tất cả những gì lấp lánh ở một buổi bán đồ hạ giá không phải là vàng. Những chiếc hộp chất đầy đồ trang sức là cảnh thường thấy ở những quầy bán hàng hạ giá, và mọi người đều chắc chắn rằng không thể có vàng hay kim cương lẫn trong đó.

Khi một người mua nhìn thấy một chiếc nhẫn có một viên đá lớn ở giữa, họ cho rằng đó chỉ là một mảnh thủy tinh. Người khách này đã trả khoảng 10 bảng Anh (13 USD) để mua chiếc nhẫn mà họ nghĩ là một món đồ trang sức rẻ tiền.

Chủ nhân của chiếc nhẫn vẫn đeo nó khi cô đi làm các công việc hàng ngày. Chỉ sau ba mươi năm sử dụng chiếc nhẫn, cô mới chợt nghĩ nó có thể là… đồ thật. Một nhà đấu giá đã xác nhận rằng viên đá trong chiếc nhẫn thực sự là một viên kim cương lớn được cắt vào thế kỷ 19. Tổng cộng viên kim cương nặng 26,27 carat.

Chiếc nhẫn kim cương có giá 656.750 bảng Anh (850.000 USD) khi được rao bán.

Nếu bạn đi chợ trời thì việc tiêu hết 14.000 USD hẳn là rất khó. Tuy nhiên, một người buôn bán vàng phế liệu đã đi chợ để mua lại những sản phẩm bằng vàng đã hỏng để nấu chảy và bán. Phát hiện ra một quả trứng được trang trí lộng lẫy với một lượng vàng khổng lồ, anh ta sẵn sàng trả giá đắt để mua nó. Tuy nhiên, anh ta đã đánh mất đi giá trị thực của sản phẩm mà mình đã mua bắt đầu làm tan chảy nó, bởi đó là một quả trứng Fabergé.

Trứng Fabergé là những tuyệt tác dành cho Hoàng gia.
Trứng Fabergé là những tuyệt tác dành cho Hoàng gia.

Karl Fabergé là một trong những thợ kim hoàn nổi tiếng nhất ở Nga thế kỷ 19. Mỗi lễ Phục sinh, ông được giao nhiệm vụ sản xuất quà tặng cho gia đình Hoàng gia Nga. Thường thì những quả trứng này có dạng những quả trứng vàng được trang trí và nạm ngọc công phu. Sau Cách mạng Nga, bộ sưu tập trứng này nằm rải khắp thế giới.

Quả trứng được tìm thấy ở chợ trời có lẽ là quả trứng được làm cho Sa hoàng Alexander III tặng cho Hoàng hậu Maria Feodorovna vào năm 1887. Lần cuối cùng được bán là vào năm 1964 với giá chỉ hơn 2.000 USD. Khi quả trứng được đánh giá lại sau khi được người buôn vàng phát hiện, nó đã được định giá lên tới 33 triệu USD.   

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.