Chuyển hóa rác thành năng lượng tại Đồng bằng sông Cửu Long

GD&TĐ - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa ký hiệp định vay vốn trị giá 100 triệu USD với Tập đoàn China Everbright International Limited (CEIL) để hỗ trợ một loạt nhà máy chuyển hóa rác thành năng lượng (WTE) tại các đô thị loại 1 và 2 ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Chuyển hóa rác thành năng lượng tại Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng kiến này sẽ là dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) đầu tiên trong lĩnh vực chuyển hóa rác thành năng lượng tại các đô thị ở Việt Nam.

Ông Christopher Thieme, Vụ phó Vụ Hoạt động Khu vực Tư nhân của ADB phát biểu: “Hiệp định được ký kết ngày hôm nay sẽ là một mô hình mới để cải thiện hoạt động quản lý rác thải rắn ở các đô thị, cũng như góp phần hạn chế biến đổi khí hậu thông qua giảm lượng khí mê-tan và tăng sản xuất năng lượng từ các nguồn tái chế”.

Việt Nam tạo ra hơn 27,8 triệu tấn rác thải mỗi năm. Hầu hết rác thải thu gom được đổ vào các bãi chôn lấp rác theo cách thức không đảm bảo vệ sinh.

Điều này mang lại nguy cơ đáng lo ngại về sức khỏe cho các cộng đồng sinh sống quanh đó, phần lớn là người nghèo đô thị. Một trong những cách thức hiệu quả nhất để xử lý và quản lý lượng rác thải đô thị đang ngày càng gia tăng này là chuyển hóa rác thành năng lượng, giúp giảm khối lượng rác thải tới 90% và loại bỏ việc phát thải khí nhà kính, trong khi tạo ra năng lượng từ nhiệt trong quá trình đốt rác bằng lò đốt.

Hỗ trợ của ADB sẽ giúp xây dựng và vận hành một loạt các nhà máy WTE với các công nghệ sạch tiên tiến tại nhiều đô thị ở Việt Nam. Mỗi nhà máy WTE sẽ xử lý rác thải đô thị và cấp điện vào mạng lưới điện địa phương. CEIL sẽ xây dựng và đầu tư cho nhiều dự án WTE tại Việt Nam để hỗ trợ việc xử lý, giảm thiểu và tái sử dụng rác thải sinh hoạt ở các thành phố mà không gây hại đồng thời sản xuất điện sạch.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.