Chuyên gia y tế liệt kê 5 cách hiệu quả ngăn ngừa gai xương

GD&TĐ - Gai xương có thể hình thành ở nhiều bộ phận trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất vẫn là ở: Cột sống; Đầu gối; Cổ; Gót chân; Háng; Vai; Cổ tay. Chuyên gia y tế đưa ra 5 cách hiệu quả ngăn ngừa gai xương.

Chuyên gia y tế liệt kê 5 cách hiệu quả ngăn ngừa gai xương

Thông tin từ ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh về gai xương giúp sớm nhận biết khi nào gai xương hình thành để có biện pháp can thiệp kịp thời, phù hợp và hiệu quả.

Gai xương là gì?

Gai xương (tên tiếng Anh: bone spurs hoặc osteophytes) là những cấu trúc xương cứng, nhẵn hình thành ở đầu xương có khớp bị thương tổn. Chúng có thể hình thành ở nhiều bộ phận trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất vẫn là ở: Cột sống; Đầu gối; Cổ; Gót chân; Háng; Vai; Cổ tay.

Hầu hết trường hợp, người có gai xương nhỏ thường không vấn đề quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu kích thước quá lớn, những cấu trúc xương lồi ra này có thể cọ xát vào các xương khác khi người bệnh vận động hoặc chèn ép rễ thần kinh và tủy sống gần đó, khiến bệnh nhân cảm thấy đau yếu và cứng khớp.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Hầu hết trường hợp, gai xương chủ yếu hình thành ở người cao tuổi, đặc biệt là từ 60 trở lên. Mặc dù vậy, bởi vì nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau mà trong nhiều năm qua, ngay cả người trẻ tuổi cũng có khả năng gặp phải vấn đề này.

Các loại gai xương thường gặp

Tùy vào vị trí hình thành mà gai xương được các chuyên gia phân loại thành nhiều nhóm khác nhau, chẳng hạn như: Gai cột sống; Gai khớp gối; Gai gót chân; Gai khớp háng.

Chuyên gia y tế liệt kê 5 cách hiệu quả ngăn ngừa gai xương ảnh 1

Nguyên nhân bị gai xương

Lớp sụn khớp bị bào mòn sẽ làm lộ các đầu xương, khiến chúng trực tiếp cọ xát vào nhau mỗi khi cơ thể cử động, lâu ngày dẫn đến mất xương. Lúc này, cơ thể sẽ tự chữa lành thương tổn bằng cách thúc đẩy quá trình hình thành những đoạn xương mới tại đây.

Tình trạng này thường có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề như: Thoái hoá khớp, Viêm khớp, Chấn thương vật lý ảnh hưởng đến xương khớp.

Bên cạnh đó, một số yếu tố dưới đây cũng có khả năng góp phần phát triển gai xương, bao gồm: Lớn tuổi; Thừa cân, béo phì; Cong vẹo cột sống; Hoạt động không đúng tư thế; Tiền sử gãy xương; Thói quen đi giày không vừa chân; Di truyền.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết gai xương phát triển

Thực tế, bản thân gai xương khớp không gây đau. Thay vào đó, triệu chứng này chủ yếu là do các vấn đề liên quan (thoái hoá, viêm khớp…) dẫn đến.

Ngoài ra, kích thước của gai quá lớn cũng có nguy cơ kéo theo nhiều hệ luỵ khôn lường. Chẳng hạn như, trong trường hợp gai cột sống, các đoạn xương dư thừa phát triển quá mức sẽ chèn ép rễ thần kinh gần đó và gây đau ngứa, tê yếu hay châm chích ở một số bộ phận (tay, chân…) tuỳ vào dây thần kinh bị ảnh hưởng. (3)

Mặt khác, tùy theo vị trí xuất hiện mà người bệnh cũng sẽ có những biểu hiện, vấn đề khác nhau, ví dụ như:

Ở vai: gân và dây chằng bị chèn ép, có thể gây viêm gân hoặc thậm chí là rách cơ chóp xoay vai

Ở đầu gối: gặp khó khăn trong việc co, duỗi chân

Ở ngón tay: có thể thấy rõ nốt sần (u) hình thành bên dưới da.

Nguồn: BVĐK Tâm Anh.

Nguồn: BVĐK Tâm Anh.

Vật lý trị liệu

Tuy không thể điều trị gai xương khớp nhưng tập vật lý trị liệu lại có thể hỗ trợ thư giãn cơ, khớp, đồng thời tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt của chúng, qua đó cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Chính vì vậy, việc luyện tập là yếu tố không thể thiếu trong mọi phác đồ điều trị các vấn đề về cơ xương khớp.

Mỗi người bệnh sẽ có kế hoạch tập luyện riêng, tùy theo tình trạng và vị trí hình thành mấu xương thừa. Tham vấn cùng các chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân xây dựng chương trình tập hiệu quả với những bài tập phù hợp như: Căng giãn cơ, gân, bao khớp; Tư thế sinh hoạt và làm việc phù hợp, không gây hại lên xương khớp; Tập mạnh các nhóm cơ quanh khớp giúp hỗ trợ vận động, giảm tải lực lên khớp đang tổn thương.

Chú trọng nghỉ ngơi

Rèn luyện thể chất có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ và cải thiện chức năng, tính linh hoạt của khớp nhưng vận động quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Vì vậy, bên cạnh việc luyện tập, bệnh nhân cũng nên chú trọng vấn đề nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục. Hãy tham vấn cùng các bác sĩ để cùng xây dựng quy trình hoạt động – nghỉ ngơi xen kẽ hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị.

Gai xương có nên mổ không?

Phẫu thuật loại bỏ gai xương thường không cần thiết, vì các triệu chứng khó chịu có thể được kiểm soát tốt bằng phương pháp điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ đề xuất hướng điều trị xâm lấn này nếu:

Các lựa chọn chữa trị trên không đem lại hiệu quả như mong đợi

Dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương nặng (đối với trường hợp gai cột sống)

Biên độ hoạt động của khớp bị hạn chế

Lúc này, các chuyên gia sẽ giải thích quy trình, hiệu quả và cả rủi ro của ca phẫu thuật sắp tới, ví dụ như nhiễm trùng, xuất huyết, hình thành huyết khối (cục máu đông)…

Với hệ thống máy móc, thiết bị tân tiến, cùng đội ngũ bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, hiện nay Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tự hào có thể triển khai thành công các kỹ thuật tân tiến, ít xâm lấn nhất giúp bệnh nhân giảm đau, hạn chế biến chứng hậu phẫu và đẩy nhanh quá trình hồi phục, sớm tìm lại niềm vui cuộc sống.

Tuỳ vào nguyên nhân hình thành gai xương mà các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp tại Bệnh viện Tâm Anh sẽ cân nhắc và chỉ định loại phẫu thuật phù hợp, chẳng hạn như phẫu thuật nội soi khớp gối, nội soi khớp vai, khớp khuỷu hay kỹ thuật SUPERPATH trong phẫu thuật thay khớp háng…

Cách chăm sóc và phục hồi cho người có gai xương

Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, duy trì cân nặng phù hợp là điều cần thiết để giảm bớt áp lực đè nặng lên các khớp, xương đang chịu thương tổn.

Kết hợp việc luyện tập với một chế độ ăn uống gồm những thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi, vitamin D và omega-3… sẽ góp phần giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh đó, đừng quên kiêng bia rượu và một số thực phẩm nhiều đường, muối hay chất béo bão hòa để tránh khiến các triệu chứng đau, sưng viêm trở nên tệ hơn.

Cách ngăn ngừa gai xương hiệu quả

Phòng ngừa gai xương hình thành là điều không thể nếu tình trạng này liên quan đến thoái hóa khớp hoặc cột sống. Tuy nhiên, một số biện pháp dưới đây có thể hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ hình thành những mấu xương thừa này từ những vấn đề khác, bao gồm:

Mang giày vừa với chân, có đệm và phần hỗ trợ vòm bàn chân tốt.

Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều canxi và vitamin D nhằm bảo vệ xương chắc khỏe.

Thường xuyên vận động, rèn luyện thể chất.

Giảm cân nếu cần thiết.

Thăm khám cùng bác sĩ càng sớm càng tốt khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở khớp (đau, sưng, cứng…) để có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ