Chuyên gia y tế: Bắc Giang phải tổng rà soát, lấy mẫu bệnh phẩm ngay lập tức ca bệnh nghi ngờ

GD&TĐ - Đó là ý kiến chia sẻ của PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tại cuộc họp khẩn của Bộ Y tế với tỉnh Bắc Giang khi tỉnh này liên tục ghi nhận tăng nhanh số ca mắc COVID-19.

PGS.Ts Trần Như Dương Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Nguồn: SKĐS
PGS.Ts Trần Như Dương Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Nguồn: SKĐS

Theo ông Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế chia sẻ tại cuộc họp, để công tác khoanh vùng, dập dịch trong khu công nghiệp được tốt, tỉnh cần truy ngay công ty nào cung cấp thực phẩm cho công ty Hosiden, bởi cũng có thể công ty cung cấp thực phẩm cho công này sẽ cung cấp cho các công ty khác. Do đó cần rà soát để truy vết ngay.

Mặt khác, từ kinh nghiệm thực tiễn chống dịch ở Hải Dương, ông Nam cho rằng, phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể ngay từ đầu cho phương án cách ly. Vì nếu không có kế hoạch ngay từ đầu khi thực hiện cách ly đông và tập trung sẽ rất lúng túng.

Cần phải tính các phương án về ăn uống ra sao, nguồn thực phẩm thế nào, để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ông Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế nhận định, trong khu cách ly mà để ngộ độc thực phẩm thì coi như hệ thống y tế sập.

Một vấn đề nữa mà ông Nam cũng đề cập, đó là đảm bảo an toàn trong khu cách ly, tránh lây chéo.

Bắc Giang cần thực hiện giảm mật độ tối đa trong khu cách ly, giảm số người sử dụng chung nhà vệ sinh trong phòng cách ly.

Đảm bảo nguyên tắc cán bộ y tế và quân đội chỉ khử khuẩn không gian bên ngoài, còn tại các phòng cách ly phải chuẩn bị cây lau, chậu, hoá chất để người trong phòng tự vệ sinh.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng cho biết: Tỉnh dự kiến đưa một khối lượng lớn, nhưng việc đưa đi cách ly tập trung cũng phải tính toán.

Theo PGS.TS Trần Như Dương, đưa đi nhanh rất quan trọng nhưng phải an toàn. Phải có bài bản, nhịp nhàng. Trước khi đưa lên xe đi cách ly phải tổ chức sàng lọc những đối tượng có nguy cơ như sốt, ho phải bố trí xe riêng chứ không đưa tất cả cùng một xe được.

PGS Dương cũng cho hay, từ ngày 16/5 phải tổng rà soát các khu dân cư, những người ho, sốt  đều phải coi là ca bệnh nghi ngờ lấy mẫu bệnh phẩm ngay lập tức.

“Hiện nay, nhu cầu đòi hỏi xét nghiệm nhanh, rộng là rất cần. Nhưng số lượng cần lấy mẫu và số người tham gia lấy mẫu của tỉnh lại quá ít. Do đó, Bắc Giang phải có phương án tập huấn nhân lực để có thể lấy mẫu với số lượng lớn, lại đáp ứng được độ chính xác", Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nêu rõ.

Bộ Y tế tặng Bắc Giang 4000 test nhanh; điều Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương hỗ trợ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao tinh thần chuẩn bị chủ động của tỉnh Bắc Giang 

Thứ trưởng cho biết, Bộ Y tế sẽ điều Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương đến Bắc Giang để hỗ trợ làm xét nghiệm.

Cũng theo Thứ trưởng, ngày 15/5, Bộ Y tế đã đưa đến địa phương một đoàn chuyên gia để hỗ trợ Bắc Giang phòng chống dịch, trong đó có lãnh đạo Viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Cục y tế Dự phòng, Cục Quản lý môi trường y tế và BV Bạch Mai. Đây là lực lượng nòng cốt sẽ “cắm chốt” tại đây giúp đỡ hỗ trợ Bắc Giang trong công tác truy vết, điều trị, xét nghiệm…

Về chiến lược xét nghiệm cho Bắc Giang nhanh nhất, Thứ trưởng đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ có hướng dẫn kỹ lưỡng để vừa làm nhanh, triệt để, tiết kiệm lại hiệu quả.

Tại buổi làm việc 15/5, Bộ Y tế đã tặng Bắc Giang 4000 test nhanh hỗ trợ tỉnh trong thời gian ngắn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...