Chuyên gia quốc tế chỉ rõ cơ hội và thách thức để phát triển đại học bền vững

GD&TĐ - Ngày 7/11, Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển đại học bền vững: Cơ hội và thách thức”. 

Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 200 chuyên gia đến từ các trường đại học ở Việt Nam và trên thế giới.
Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 200 chuyên gia đến từ các trường đại học ở Việt Nam và trên thế giới.

Hội thảo thu hút hơn 200 đại biểu là lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên đến từ các đại học/trường đại học, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước như đại diện Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), Đại học Côte d’Azur (Pháp), Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc), Trường Đại học Babes Bolyai (Rumani), Trường Đại học Genoa (Ý), Trường Đại học Sevilla (Tây Ban Nha), Trường ĐH Zitet Crne Gore (Montenegro); Văn phòng Đại diện DAAD tại Hà Nội, Tổ chức “Trái tim vì trái tim” (Đức); Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Tôn Đức Thắng...

dai-hoc-da-nang-hoi-thao-giao-duc-ben-vung.jpg
Phiên tọa đàm bàn tròn tại Hội thảo.

PGS.TS Lê Quang Sơn, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết: "Phát triển bền vững ngày nay là mục tiêu của nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới. Tháng 8/2004, Việt Nam đã ban hành Chương trình Nghị sự 21 (Vietnam Agenda 21) định hướng chiến lược phát triển bền vững, trong đó có giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Thách thức cơ bản đối với giáo dục đại học hiện nay là những vấn đề thời sự liên quan đến toàn cầu hóa; Cách mạng Công nghiệp 4.0; kinh tế tri thức với xã hội thông tin, đặc biệt là chất lượng giáo dục đại học.

Hội thảo góp phần tăng cường gắn kết mạng lưới các trường ĐH và đối tác; cùng đề xuất các ý tưởng, giải pháp phù hợp với thực tiễn, đưa ra các tiêu chí, trụ cột và mô hình để phát triển ĐH bền vững; kết nối tri thức liên ngành, đa ngành và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, góp phần giải quyết những thách thức trong xã hội đương đại”.

Trong Phiên toàn thể, GS.TS Frédérique Vidal, Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới Cộng hòa Pháp, Nguyên Giám đốc UniCA phát biểu về những cơ hội, thách thức đối với giáo dục đại học để phát triển bền vững trong tương lai.

Ngoài ra, Phiên toàn thể còn có 3 tham luận gồm “Chuyển đổi để phát triển bền vững”; “ĐH và Cộng đồng - mối quan hệ đối tác chiến lược cho tương lai. Điển hình của thành phố Cluj-Napoca, Rumani”; “Đổi mới và hợp tác quốc tế vì phát triển bền vững - Điển hình của Trường ĐH Thammasat, Thái Lan”.

Nhiều mô hình và giải pháp đã được thảo luận tại phiên Tọa đàm bàn tròn về “Toàn cầu hóa - xu hướng giáo dục bền vững trong đào tạo, nghiên cứu sáng tạo, vận hành, quản trị và kết nối cộng đồng phục vụ định hướng phát triển đại học bền vững".

Trong khuôn khổ của Hội thảo, GS Nicolas Maïnetti - Giám đốc Vùng Châu Á - Thái Bình Dương của AUF và PGS. TS Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng ký kết Thỏa thuận hợp tác. Theo đó, hai bên tiếp tục phối hợp tổ chức các sự kiện khoa học quốc tế, các sự kiện của AUF cũng như các thành viên của AUF tại Đại học Đà Nẵng; cùng phát triển các dự án đổi mới sáng tạo; hỗ trợ sinh viên cơ hội việc làm, được tư vấn, bồi dưỡng kỹ năng mềm và giao lưu với các doanh nghiệp, khởi nghiệp; phối hợp triển khai Dự án Smart - Campus Châu Á - Thái Bình Dương, qua đó góp phần nâng cao năng lực sáng tạo cho sinh viên của các thành viên của AUF cũng như Đại học Đà Nẵng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.