Chuyên gia Nhật Bản thắp sáng đèn led bằng... nước tiểu

Một giáo sư người Nhật Bản đã tạo ra bước đột phá mới trong phòng thí nghiệm vào ngày 18/4 vừa rồi khi cố gắng thắp sáng đèn led trong vài giờ chỉ bằng một lượng nước tiểu nhỏ.

Nước tiểu cũng có thể phát sáng nhờ trí tuệ con người.
Nước tiểu cũng có thể phát sáng nhờ trí tuệ con người.

Người phát minh ra nguồn nhiên liệu đột phá là ông Keiichi Kaneto, giáo sư thỉnh giảng tại Viện Công nghệ Osaka.

Theo phóng viên Yomiuri Shimbun của tờ The Japan News, giáo sư Keiichi thực hiện thí nghiệm này với hy vọng người ta có thể áp dụng nó trong những điều kiện khắc nghiệt như leo núi hoặc sử dụng trong thời kỳ thảm họa. 

Nước tiểu có thể tạo ra năng lượng nhờ vào thành phần urê có sẵn trong nó. Nhiều báo cáo cho biết urê có chứa hydro, một thành phần cần thiết cho pin nhiên liệu. 

“Mặc dù năng lượng có thể làm sáng bóng đèn led trong trường hợp này nhưng tôi cũng lưu ý rằng phương pháp không thể dùng để thúc đẩy hiệu quả của các phản ứng hóa học”, giáo sư Keiichi lưu ý.

Chuyên gia Nhật Bản thắp sáng đèn led bằng... nước tiểu - 2
Ngoài nước tiểu, pin nhiên liệu cũng có thể tạo ra điện bằng cách sử dụng nước cam hoặc nước chanh thay thế

Nhà khoa học đã tạo ra một tấm lưới dày khoảng 1 milimet. Tấm lưới này được phủ bởi một lớp nhựa resin trên vải có chứa hợp kim đồng và niken, có thể tạo ra điện. 

Vậy là đèn led nhỏ màu xanh có thể sáng chỉ bằng vài giọt nước tiểu trên đó. Khi 4 tấm lưới gộp lại thành một mạng, nó đủ sức chiếu sáng một bàn tay người trong bóng tối.

“Nếu là vải làm từ sợi carbon có khả năng dẫn điện cao thì sản lượng điện có thể tăng lên. Tôi hy vọng nghiên cứu tận dụng nhiên liệu từ cơ thể người này sẽ giúp ích trong môi trường khắc nghiệt, ví dụ như trong một thảm họa thiên nhiên.

Đó không chỉ là một ý tưởng về sử dụng vật liệu sẵn có và nhựa để tạo thành năng lượng có thể sử dụng bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu, bởi bất cứ ai. Với một vài cải tiến, nó hoàn toàn có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau”, giáo sư chia sẻ. 

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ