Ngoài ra, người dân cần bật quạt nơi có tiếp xúc với nhau, tránh không gian kín.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, tình hình diễn biến dịch Covid-19 tại TPHCM đang rất phức tạp và có khả năng tăng nhanh trong những ngày tới. Bộ Y tế và Bộ phận thường trực đã làm việc, tăng cường hỗ trợ phòng, chống dịch và giám sát dịch tại TPHCM. Nhờ đó, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.
Về chiến lược xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, TPHCM ưu tiên sàng lọc nhanh 3 ngày/lần tại vùng lõi dịch, vùng phong toả. 7 ngày/lần tại vùng nguy cơ rất cao. Đối với các khu vực khác, cần tiến hành lấy mẫu đại diện, giám sát cộng đồng, giám sát tất cả các trường hợp đến khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế. Qua đó, nhằm phát hiện sớm ca bệnh để cách ly, truy vết và điều trị hiệu quả...
SARS-CoV-2 âm tính chỉ có tác dụng chứng nhận ở thời điểm đó. Nếu người dân không thực hiện các biện pháp phòng dịch tốt, nguy cơ trở thành F0 luôn thường trực. Vì vậy, dù có kết quả xét nghiệm âm tính, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế, để hạn chế lây nhiễm bệnh.
TS Nguyễn Thu Anh - Giám đốc Quốc gia của Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, giảng viên lâm sàng cao cấp Đại học Sydney (Australia) đề xuất, TPHCM có thể áp dụng một số biện pháp. Trước hết là giảm mật độ người, giữ khoảng cách giữa người với người. Ngoài ra, có thể hỗ trợ trực tiếp tiền hoặc nhu yếu phẩm cho người nghèo, cận nghèo, mất việc, phá sản.
Bên cạnh đó, chuyên gia gợi ý mở rộng nhanh xét nghiệm bằng cách cho tự xét nghiệm tại nhà (tối thiểu là hằng tuần) miễn phí toàn dân. Lưu ý dùng kit có độ nhạy cao. Kết hợp song song với chiến lược xét nghiệm hiện nay.
Đồng thời, tiêm vắc-xin cuốn chiếu, phủ từng vùng. Ưu tiên tiêm vắc-xin cho người cao tuổi và nơi có mật độ cao. Ưu tiên tạo vành đai an toàn phía Bắc, Tây Bắc của thành phố.
Trong khi đó, bác sĩ Phan Xuân Trung - Trung tâm Y khoa MEDIC (TPHCM) nhấn mạnh, giải pháp duy nhất là chặn lây giữa người và người. Mặc dù, 5K giúp chặn lây ở xã hội, nhưng không hiệu quả đối với trong nhà. Do đó, chuyên gia này nhận định, đối với việc chặn đường lây trong nhà, biện pháp hiệu quả nhất là mở cửa để thoáng khí và bật quạt.
“Một cách giúp cắt đứt mạch lây hiệu quả và dễ làm, ít tốn kém, đó là kêu gọi toàn dân bật quạt nơi có người tiếp xúc nhau, tránh không gian kín”, bác sĩ Trung cho biết.