Tổng thống Volodymyr Zelensky lưu ý rằng Ukraine sẽ nhận được từ Hà Lan và Đan Mạch tổng cộng 65 máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon của Mỹ, cùng với JAS-39 Gripen do Thụy Điển sản xuất, cũng như 20 chiếc MiG-29 Fulcrum do Ba Lan cung cấp.
Trong khi đó, những số liệu có "độ vênh" nhất định so với thực tế. Điển hình như Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã từ chối tiết lộ số lượng máy bay chính xác sẽ được gửi đến Kiev. Đồng thời, ông Rutte chỉ rõ rằng đất nước mình chỉ có 42 tiêm kích F-16.
Trong chuyến thăm gần đây với Tổng thống Zelensky tới căn cứ không quân Eindhoven, Thủ tướng Rutte nói rằng thời điểm giao máy bay sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng của các phi công Ukraine, cũng như sự sẵn có của cơ sở hạ tầng phù hợp tại nước sở tại để phục vụ việc vận hành F-16.
Không quân Ukraine dự kiến sẽ nhận hàng loạt tiêm kích hạng nhẹ F-16 và JAS-39. |
Trước tình hình trên, báo chí Nga cho rằng chính quyền Ukraine sẽ không thể đào tạo khoảng 100 phi công tiêm kích trong thời gian ngắn.
Theo Đại tá đã nghỉ hưu Viktor Litovkin, phải mất từ một năm rưỡi đến hai năm để học cách chiến đấu trên một chiếc máy bay như vậy.
Ngoài ra đối với hoạt động của máy bay phương Tây, Lực lượng Vũ trang Ukraine phải chuẩn bị cơ chế chỉ huy đặc biệt, trạm radar, trạm kỹ thuật để chuẩn bị khởi hành và bảo dưỡng sau khi quay trở lại, khả năng làm sạch dầu hàng không, kho chứa vũ khí... mỗi phi công F-16 sẽ cần từ năm đến sáu chục nhân viên phục vụ. Hiện tại, phía Ukraine không có đủ những điều này.
Không chỉ có vậy, máy bay sẽ phải đối diện nguy cơ bị tấn công khi chúng còn ở trên mặt đất. Đây không phải là một cặp Su-24 mà phi công Ukraine có thể đơn giản đưa từ sân bay này sang sân bay khác, hoặc thậm chí cho cất cánh từ đường cao tốc. Đây là cả một phi đội không quân cần được đặt ở đâu đó đủ an toàn.
Nhưng rõ ràng với số lượng lớn chiến đấu cơ sắp được bàn giao, năng lực tác chiến của Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ tăng vọt và Nga có lý do để cảm thấy lo lắng.
Tiêm kích JAS-39 Gripen có thể sẽ sớm xuất hiện trên chiến trường Ukraine. |
Bình luận
HOA CÚC CĂNG THẲNG
"báo chí Nga cho rằng chính quyền Ukraine sẽ không thể đào tạo khoảng 100 phi công tiêm kích trong thời gian ngắn. " Đúng nha, họ chỉ có thể đào tạo dần từng nhóm nhỏ từ nhiều quốc gia khác hỗ trợ, vậy chắc cũng được chứ? Về khâu hậu cần thì Ucraine đã có nền tảng cơ bản, chỉ cần nâng cao và mở rộng, chuyển đổi để phù hợp với các loại tiêm kích sẽ được nhận, tất nhiên có khó nhưng việc đào tạo nhân lực và triển khai thiết bị có lẽ cũng đã được tính toán. "... Máy bay sẽ phải đối diện nguy cơ bị tấn công khi chúng còn ở trên mặt đất. Đây" là điều không thể tránh khỏi, ngay cả máy bay Nga trên bán đảo Craimea và các sân bay trong nước Nga cũng bị tổn thất nhiều lần nhưng thực tế chứng minh đến hiện tại Không quân Ucraine vẫn duy trì triển khai các máy bay chiến đấu, vận tải, trực thăng các loại một cách hiệu quả. Tương lai, Ucraine sẽ tiếp nhận thêm nhiều hệ thống phòng không tân tiến như Patriot, Nasams... Các hệ thống phòng không này sẽ giúp Ucraine bảo vệ các cơ sở quân sự cũng như hỗ trợ cho các tiêm kích trên tuyến đầu. "F-16 và JAS-39 sẽ gây rắc rối ngược"? Sẽ không đâu!
Thích (2) Trả lời
Min
@HOA CÚC CĂNG THẲNG: Bình luận kiểu chả biết gì, tây và mỹ dù có đưa F16 hoặc loại khác mà tây hay mỹ sx thì ukr cũng không có khả năng sử dụng hiệu quả. Lý do đơn giản: lái 1 chiếc F16 phải có tối thiểu 6-8 tháng bay thử chưa kể rào cản ngôn ngữ và kỹ thuật xử lý vấn đề trong tác chiến. Ngoài ra, máy bay mỹ trang bị nhiều thiết bị quan trọng ảnh hưởng đến an ninh của chính mỹ do nối kết với nhiều phương tiện cơ giới và thiết bị do thám khác của mỹ. Cầm lái 1 chiếc máy bay là 1 chuyện, thao tác xử lý tình huống lại là chuyện khác và máy bay tiêm kích không giống với xe tăng hay bất kỳ phương tiện cơ giới hoặc phòng không. Do đó, mỹ sẽ đưa người khác cầm lái máy bay chứ không phải người ukr lái để đảm bảo ukr không cố tình leo máy bay qua lãnh thổ của Nga.
Thích (2) Trả lời