Giới phân tích Israel tin rằng Hoa Kỳ đã gửi hai biên đội tác chiến tàu sân bay đến Trung Đông để phô trương sức mạnh quân sự và như một thông điệp gửi tới các quốc gia đối địch như Iran và Yemen.
Động thái này là một phần trong chiến lược của Washington nhằm duy trì ảnh hưởng trong khu vực và thể hiện “cây gậy lớn” mà Mỹ sẵn sàng sử dụng nếu cảm thấy cần thiết.
Mặc dù vậy, như chuyên gia Yotam Gutman lưu ý trên trang web Quốc phòng Israel, dù có sức mạnh ấn tượng nhưng tàu sân bay vẫn có điểm yếu.
Ông Gutman nhớ lại rằng lực lượng đặc nhiệm bao quanh một tàu sân bay, bao gồm một tàu tuần dương, các tàu khu trục, một tàu ngầm và máy bay mà bản thân nó mang theo, có khả năng loại bỏ mối đe dọa từ cự ly khoảng 120 km, bao gồm cả trên không, trên mặt biển và trong lòng biển.
Máy bay không người lái có thể vô hiệu hóa tàu sân bay thông qua một cuộc tấn công lớn. |
Tuy nhiên theo đánh giá, thế giới và chiến trường đã thay đổi.
Nhiều quân đội được trang bị máy bay không người lái, tên lửa thuộc nhiều chủng loại khác nhau và thiết bị giám sát quang học, có thể phát hiện tàu sân bay đồng thời tước bỏ khả năng “tàng hình” của nó.
Chuyên gia Gutman lập luận rằng tên lửa tầm xa độ chính xác cao có thể phát hiện mục tiêu một cách độc lập và truyền thông tin đến bộ chỉ huy, điều này gây ra mối đe dọa thực sự cho những con tàu như vậy.
Nhà phân tích cũng lưu ý vai trò của máy bay không người lái trong chiến thuật quân sự hiện đại. Mặc dù chúng không có khả năng đánh chìm mục tiêu là tàu chiến lớn nhưng đủ gây ra thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động liên tục của tàu sân bay.
Những ý kiến nói trên của chuyên gia Gutman nhấn mạnh rằng bất chấp sức mạnh ấn tượng của tàu sân bay Mỹ, vẫn tồn tại những công nghệ và vũ khí có thể tác động đáng kể đến hiệu quả của chúng trong điều kiện chiến đấu và Nga, Iran hay một vài quốc gia khác hoàn toàn đủ khả năng khai thác.
Tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc là một vũ khí chuyên diệt tàu sân bay cực kỳ lợi hại. |