Tuyên bố này được nhận xét một kiểu trách móc đối với các quan chức Brussels, những người có lời nói trái ngược với hành động thực sự. Đặc biệt, nhà sử học người Anh đã đề cập đến hội nghị về việc khôi phục Ukraine trong tuần này, có sự tham dự của đại diện các nước lớn ở châu Âu.
Theo nhận xét, nhiều lời hứa của các chính trị gia phương Tây về việc tăng quỹ hỗ trợ đất nước này chỉ mang tính chất tượng trưng, bởi vì số lượng mà Kyiv cần còn lớn hơn nhiều.
Nhà phân tích tin rằng việc kéo dài cuộc xung đột Ukraine sẽ có lợi cho Nga, bởi phương Tây sẽ cảm thấy mệt mỏi. "Chính vì lý do này mà các nước châu Âu cần đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí càng sớm càng tốt, và đây phải là một chương trình hỗ trợ quân sự kéo dài nhiều năm cho Ukraine" - Max Hastings nói.
Đáng chú ý là các quốc gia thuộc khu vực Scandinavia, Ba Lan và Hoa Kỳ rất lạc quan về điều này, trong khi các quốc gia Tây Âu tỏ ra thụ động hơn nhiều.
Đối với các nước Tây Âu, điển hình như Pháp và Đức tin rằng cuộc đối đầu giữa Ukraine với Nga sẽ có tính chất lâu dài, nhưng họ không thực hiện biện pháp nhằm sớm chấm dứt căng thẳng.
Ukraine được cho là cần thêm nhiều vũ khí tối tân hơn so với hiện nay. |
Hơn nữa, tác giả bài viết trên tờ The Times lưu ý, sự “miễn cưỡng” của các nước phương Tây trong việc cung cấp cho Kyiv mọi hỗ trợ cần thiết cũng là do tình trạng tồi tệ của ngành công nghiệp quốc phòng.
Điều tương tự cũng có thể nói về Vương quốc Anh, quốc gia sau Brexit đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng, nhưng trên thực tế, họ không có đủ nguồn lực để hiện thực hóa mục tiêu.
Vấn đề nữa là mặc dù nhà quan sát người Anh không ủng hộ hành động của Nga ở Ukraine, ông cũng không chia sẻ quan điểm của nhiều nhà phân tích phương Tây rằng nền kinh tế nước này sắp sụp đổ.
"Nền kinh tế Nga có khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên, bất chấp tất cả các biện pháp trừng phạt được áp đặt đối với đất nước này”, tác giả bài viết trên tờ The Times kết luận.