Chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trong quá trình triển khai công tác chuyển đổi số, ngành Giáo dục đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu nổi bật, song còn gặp một số khó khăn.

Học sinh được trang bị kiến thức về an toàn trên không gian mạng. Ảnh: Internet.
Học sinh được trang bị kiến thức về an toàn trên không gian mạng. Ảnh: Internet.

Hướng đến Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10), Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT), ông Nguyễn Sơn Hải, đã có những chia sẻ về công tác chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.

Những kết quả nổi bật

Theo ông Nguyễn Sơn Hải, công tác chuyển đổi số trong ngành Giáo dục đến nay đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Cụ thể, cơ sở dữ liệu về mầm non, phổ thông đã thu thập thông tin của 100% trường học, tương đương gần 53.000 cơ sở giáo dục trên cả nước với 1,6 triệu hồ sơ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; 24 triệu hồ sơ, kết quả học tập của học sinh, thể chất; kết nối với hơn 17.000 trường học.

Từ cơ sở dữ liệu trên, Bộ GD&ĐT có thể quản lý quy mô trường lớp, thừa thiếu giáo viên, sức khoẻ học sinh, tiêm vắc-xin Covid-19...

Hiện nay, HEMIS đã thu thập được cơ sở dữ liệu của 442 cơ sở đào tạo, hơn 152.000 giảng viên và hơn 2,1 triệu người học. Bên cạnh đó là dữ liệu về nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, tài chính, hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác quốc tế...

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học (HEMIS) nhằm thu thập, tổng hợp, quản lý dữ liệu và cung cấp kịp thời, chính xác và đầy đủ thông tin phục vụ quản lý về giáo dục đại học.

Ngoài ra, việc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) đạt được một số kết quả.

Bộ GD&ĐT là một trong những cơ quan hoàn thành sớm nhất kết nối, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư. Cụ thể, ngành Giáo dục đã đồng bộ, xác thực định danh hơn 24 triệu hồ sơ học sinh, giáo viên và đạt tỷ lệ gần 98%. Ngành cũng đã làm giàu dữ liệu của gần 23 triệu hồ sơ học sinh và giáo viên về giáo dục cho cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư.

Đối với việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, các thủ tục hành chính thiết yếu được thực hiện bằng hình thức trực tuyến.

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Sơn Hải.

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Sơn Hải.

Thí điểm triển khai học bạ điện tử, sổ điểm điện tử

Ông Nguyễn Sơn Hải thông tin, Bộ GD&ĐT đang thí điểm triển khai học bạ điện tử, sổ điểm điện tử.

Học bạ điện tử là một dạng điện tử của học bạ, có chữ ký xác thực của người và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý, có thể sử dụng như học bạ giấy và sử dụng trên môi trường số.

Học bạ điện tử có nhiều lợi ích như thuận tiện trong lưu trữ, quản lý và sử dụng học bạ ở các trường; giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên, nhà trường; minh bạch hoá quá trình quản lý kết quả học tập, rèn luyện học sinh; hạn chế các bất cập về sửa kết quả học tập.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đang cùng các trường đại học xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến mở, dùng chung cho các trường đại học (MOET-MOOC). Trong đó, 7 nhóm ngành đào tạo sẽ do 7 cơ sở đào tạo chủ trì, phối hợp với các trường liên quan tham gia xây dựng và sử dụng chung trên hệ thống.

Các cơ sở đào tạo có thể công nhận tín chỉ lẫn nhau của các khóa học trực tuyến trên hệ thống, đồng nghĩa sinh viên của trường này có thể học khóa học của trường khác nếu được công nhận tín chỉ. Nền tảng này còn góp phần hội nhập quốc tế trong đào tạo trên nền tảng trực tuyến.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Cục trưởng Nguyễn Sơn Hải cũng chỉ ra một số khó khăn, thách thức khi ngành Giáo dục thực hiện chuyển đổi số liên quan đến cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn lực...

Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục đã kết nối, khai thác dữ liệu lịch sử thường trú của công dân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Năm 2023, ngành không sử dụng giấy chứng nhận thường trú mà khai thác hoàn toàn trực tuyến trên môi trường số cho hàng triệu thí sinh tham gia các kỳ tuyển sinh đầu cấp, tuyển sinh đại học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiêm kích F-35B.

Loạt sai sót và lỗi gây tai họa cho F-35

GD&TĐ - Một báo cáo của Lầu Năm Góc tiết lộ chương trình F-35 đã gặp nhiều vấn đề, khó khăn về độ tin cậy và kéo dài thời gian khắc phục với lỗi nghiêm trọng.