Chuyện điên rồ về trí tuệ nhân tạo

Trong tương lai, rất có thể sẽ không còn nữa tình trạng cuộc gọi điện thoại nặc danh, bởi các nhà khoa học đã sáng chế ra hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng nghe một đoạn ghi âm ngắn giọng nói của ai đó và sau đó dự đoán người đó trông như thế nào.

Chuyện điên rồ về trí tuệ nhân tạo

Nghe giọng đoán... chân dung

Hệ thống trí tuệ nhân tạo này được “huấn luyện” tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ. Nó nghiên cứu các video trực tuyến và từ đó học cách vẽ lại khuôn mặt mà chỉ cần dựa trên giọng nói. Các kết quả tái thiết còn khá thô sơ, nhưng cho thấy sự tương đồng giữa hình vẽ và chủ nhân giọng nói. Thậm chí, chúng giống nhau đến mức khiến nhóm nghiên cứu ở MIT cảm thấy bất an, họ lo ngại rằng việc trí tuệ nhân tạo dựng hình chân dung từ giọng nói có thể trở thành một công cụ lạm dụng. Ví dụ, một người thực hiện một cuộc phỏng vấn qua điện thoại có thể bị phân biệt đối xử dựa trên ngoại hình của anh ta. Tuy nhiên, về mặt trái, A.I này có thể giúp cơ quan thực thi pháp luật dựng lại hình ảnh những kẻ chuyên thực hiện các cuộc gọi đe dọa hoặc tội phạm bắt cóc bằng các cuộc gọi đòi tiền chuộc.

MIT có kế hoạch duy trì cách tiếp cận có đạo đức đối với việc “đào tạo” hệ thống trí tuệ thông minh nhận diện bằng giọng nói và triển khai trong tương lai.

Norman

Cũng tại phòng nghiên cứu truyền thông của Viện Công nghệ Massachusetts còn có một mạng lưới thần kinh không giống bất kỳ mạng lưới nào khác. Được gọi là Norman, hệ thống trí tuệ thông minh này thực sự khiến người ta lo ngại, không phải vì những gì nó có thể giải tỏa ra cộng đồng, mà “tâm trí” của Norman lấp đầy những suy nghĩ đen tối, cực kỳ ghê gớm và bạo lực.

Các nhà nghiên cứu đã gặp phải sự cố khi họ kiểm tra hệ thống trí tuệ thông minh này với các bài kiểm tra điểm đen trong tư duy (inkblot). Các nhà tâm lý học thường sử dụng chúng để tìm hiểu về trạng thái tâm lý bên trong của một bệnh nhân. Khi một inkblot được hiển thị cho các mạng trí tuệ nhân tạo khác, kết quả cho thấy chúng (A.I) thường “nhìn thấy” hình ảnh một con chim và một chiếc máy bay. Thế nhưng, Norman “nhìn thấy” một người đàn ông đã bị bắn và ngã ra từ một chiếc xe hơi. Khi được kiểm tra với một inkblot khác, Norman tiếp tục “nhìn thấy” một người đàn ông bị kéo vào một cỗ máy nghiền bột.

Những hành vi bất thường được ví như bệnh tâm thần. Các nhà khoa học thậm chí còn gọi đó là loạn thần. Tuy nhiên, cái gì đã khiến trí tuệ nhân tạo này lạc lối có thể giúp nó quay lại đúng hướng. Càng nhận được nhiều thông tin, mạng lưới thần kinh càng có nhiều cơ hội tinh chỉnh các lựa chọn độc lập của mình. MIT đã mở một cuộc khảo sát inkblot đối với công chúng và hy vọng rằng Norman sẽ tự khắc phục bằng cách học hỏi thiện tính của con người.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ