Chuyến đi tìm lửa vợ chồng

Có nhiều cách để nuôi dưỡng và duy trì hạnh phúc gia đình. Nhưng đây là cách theo tôi là khá mới mà rất hiệu quả mà vợ tôi áp dụng.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Năm nào cũng vậy, cứ dịp nghỉ hè là gia đình anh Hoàng Văn Bổn (phố Mai Anh Tuấn, quận Đống Đa, Hà Nội) thường tổ chức dã ngoại cả gia đình, thậm chí cùng gia đình một số bạn thân. 

Anh Bổn cho biết, vợ anh rất có lý khi nói rằng những chuyến dã ngoại vui vẻ sẽ giúp cho tình cảm của các thành viên trong gia đình trở nên khăng khít hơn.

Đó là dịp để mỗi người bộc lộ cảm xúc, sự quan tâm, đoàn kết và tạo tiếng cười sảng khoái. Vậy nên, khi thì hai vợ chồng đưa hai con về vùng núi Ba Vì, Tam Đảo, khi lên Hòa Bình, Sơn La thưởng thức không khí của núi đồi, cao nguyên bạt ngàn. Hè năm nay, vợ chồng anh Bổn cùng gia đình nhỏ của hai người bạn về Khu du lịch Đầm Long (Ba Vì - Hà Nội) cắm trại.

“Nếu nói đây là chiêu giữ tổ ấm cũng không sai. Trong mỗi chuyến đi, nếu tổ chức quen, chuyên nghiệp thì sẽ chẳng xảy ra sơ suất gì. Mọi chuyện sẽ thuận lợi và trong đó, các thành viên cũng được thoải mái thư giãn trong không khí vui chơi giữa thiên nhiên. Nhất là khi cuộc mưu sinh cứ kéo chúng ta đi, thì ngày đi nghỉ đó là thời điểm để xả stress” - anh Bổn tâm sự.

Anh Phan Tuấn, bạn của anh Bổn cũng thừa nhận sự cần thiết của những chuyến dã ngoại có đông đủ thành viên gia đình, đồng thời có thêm những người thân khác. Mỗi chuyến đi là một lần làm mới mình. 

Anh Tuấn cho biết thêm: “Trước mỗi chuyến đi, vợ tôi và các con cứ ríu rít chuẩn bị đồ dùng, rồi lên kế hoạch đi như thế nào, ăn uống ra sao… Tôi thấy đó cũng là cơ hội để các con tôi tự giác, đồng thời hâm nóng hạnh phúc của gia đình”.

Không chỉ là hâm nóng những cảm xúc đã nguội lạnh ở một số gia đình mải mê mưu sinh, sợi dây kết nối giữa các thành viên đã trở nên rệu rã, những chuyến dã ngoại còn là cứu tinh cho các gia đình ở bờ vực đổ vỡ. 

Ví như trường hợp gia đình chị Trần Kim Hoa (phố Lò Đúc, Hà Nội), khi anh chồng mải mê cá độ bóng đá mà quên luôn cả vợ con. Đến khi ngay cả chút ít của hồi môn từ ngày cưới mà anh chị được bố mẹ hai bên cho cũng “ra đi” với trò chơi của người chồng thì anh ta gần như trở nên cùng quẫn, vùng vằng chửi vợ, có lần còn dọa đánh.

Chị Hoa phải nhẫn nhịn rất nhiều lần. Xót của, nhưng cũng không muốn nhìn thấy chồng cả ngày giày vò bản thân, trút giận vô cớ lên vợ con rồi sẽ nghĩ đến những trò tiêu cực khác, chị Hoa quyết định rủ chồng đi chơi tại Thung Nai (Hòa Bình). Mọi thứ đều được chị Hoa chuẩn bị ổn thỏa. Anh chồng chỉ việc ủng hộ và đưa con gái đi sắm đồ.

Và họ đã lên đường. Họ cắm trại bên bìa rừng. Phía kia là hồ nước xanh mênh mông. Không ít gia đình đã đến đây và tạo thêm vẻ diễm tình cho khu du lịch. Chị Hoa cho biết, thời gian này anh chồng có cảm giác mình đang được sống lại cảm xúc yêu thương mà mấy năm qua vô tình không đếm xỉa đến. Chị Hoa cũng được hòa vào không khí ấm cúng của gia đình.

“Tôi bỗng thấy cuộc sống quan trọng thế nào. Thấy những người thân thật tuyệt vời nếu biết chia sẻ, thương yêu và luôn nghĩ về nhau. Con gái tôi cười suốt, cứ bảo mẹ sao nhà mình không thường xuyên đi chơi? Lúc đó hai vợ chồng nhìn nhau không nói câu nào. Chồng tôi nói sẽ bỏ chơi cá độ bóng đá. Có lẽ, chuyến đi này đã cứu tổ ấm của tôi”.

Theo nhiều chuyên gia xã hội học, những chuyến dã ngoại thường tạo cảm hứng đặc biệt cho các thành viên gia đình, nó cực kỳ quan trọng trong đời sống hiện đại bởi cách sống, cách nghĩ khác nhau đang đẩy các thành viên xa nhau. Vậy nên, không ít hãng lữ hành đã và đang tổ chức các tour du lịch cắm trại, dã ngoại gia đình. 

Trên các trang mạng xã hội, nhiều người cũng thể hiện quan điểm nên tổ chức đi dã ngoại cùng gia đình. Tại đó, các ông bố thể hiện rõ trách nhiệm là trụ cột, các bà mẹ giữ vai trò nội trợ và con cái là những hoạt náo viên, cùng thưởng thức không khí đầm ấm...

Theo Pháp luật Việt Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.