Chuyên đề quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Môn Lịch sử): Không thể bỏ qua phần liên hệ

Chuyên đề quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Môn Lịch sử): Không thể bỏ qua phần liên hệ

Khi ôn chuyên đề này, HS cần tập trung cao độ và nắm chắc kiến thức trọng tâm, để tự tin bước vào kỳ thi.

Liên hệ với công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Theo ThS Hoàng Mai Lan - GV Trường THPT Trung Sơn (Yên Sơn, Tuyên Quang), chuyên đề quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ Hai (chiến tranh lạnh) là một trong nội dung quan trọng của phần lịch sử thế giới. Nội dung của chuyên đề liên quan đến toàn bộ lịch sử các nước trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, bao gồm nước tư bản (Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản), nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Đông Âu), nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, trong đó có Việt Nam.

Do vậy khi ôn tập chuyên đề, HS cần lưu ý: Nắm chắc kiến thức trọng tâm của phần quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh. HS có thể chia thành các giai đoạn và nắm được nội dung kiến thức. Cụ thể: Giai đoạn 1: 1989 – 1991 (sau khi Liên Xô và Mĩ chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh). Giai đoạn 2: 1991- 2000 (chiến tranh lạnh chấm dứt hoàn toàn và các xu thế trong quan hệ quốc tế). Giai đoạn 3: Sang thế kỉ XXI (xu thế chính trong quan hệ quốc tế, thời cơ và thách thức).

ThS Hoàng Mai Lan gợi ý: Để giải quyết những câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng, HS cần biết tổng hợp kiến thức cơ bản của phần quan hệ quốc tế; từ đó liên hệ với tình hình các nước trên thế giới, chính sách đối ngoại của một số quốc gia và Việt Nam. Do đó, ngoài việc nắm kiến thức cơ bản của phần quan hệ quốc tế, HS nên tìm hiểu thêm các vấn đề về quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh đến nay ở các mức độ khác nhau.

"Chẳng hạn, ở mức độ thông hiểu: HS cần giải thích được tại sao sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, đã mở ra những điều kiện để giải quyết xung đột, tranh chấp ở nhiều khu vực trên thế giới… Ở mức độ vận dụng: HS cần phân tích được sự điều chỉnh trong chiến lược của các quốc gia, tập trung lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. Phân tích được nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới. Đồng thời đánh giá tác động của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đối với các quốc gia hiện nay. Từ đó, HS liên hệ với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay" - ThS Hoàng Mai Lan dẫn giải.

Những kiến thức cần ghi nhớ

Chuyên đề quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh (Môn Lịch sử): Không thể bỏ qua phần liên hệ ảnh 1
Máy bay trinh sat P-3A của Mỹ bay trên chiến hạm Varyag của Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Liên quan đến chuyên đề "Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh", cô Quan Thị Vân – GV Trường THPT Chiêm Hóa (Tuyên Quang) lưu ý: Các em cần xác định nội dung trọng tâm của chuyên đề, bao gồm bốn vấn đề chính: Chiến tranh lạnh và âm mưu của Mỹ; Xu thế hòa hoãn Đông– Tây và chiến tranh lạnh chấm dứt; Thế giới sau chiến tranh lạnh; Liên hệ với Việt Nam.

Những vấn đề cơ bản HS cần nắm trong chuyên đề là: Các khái niệm "Chiến tranh lạnh", "đa cực", "đơn cực"… Phân tích nguyên nhân dẫn đến chiến tranh lạnh, trong đó xác định nguyên nhân quan trọng nhất. Tiếp đến, các em cần so sánh mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc Liên Xô – Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phân tích được nguyên nhân dẫn đến xu thế hòa hoãn Đông – Tây và chiến tranh lạnh kết thúc, biểu hiện của nó. Lưu ý rút ra đặc điểm của thế giới sau chiến tranh lạnh và liên hệ với Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh lạnh chi phối.

Tiếp đó, HS cần biết vận dụng làm bài tập trắc nghiệm câu hỏi chủ yếu ở dạng kiến thức nhận biết và thông hiểu. Ở phần này, chỉ cần nắm chắc kiến thức trọng tâm có thể hoàn thành tốt bài thi của mình. "Với nội dung liên hệ với tình hình Việt Nam, đề thi chủ yếu ra ở dạng câu hỏi vận dụng thấp hoặc vận dụng cao. Do đó, các em muốn đạt điểm tốt (trên 9 điểm) cần làm tốt nội dung này" – cô Quan Thị Vân nhấn mạnh, đồng thời đưa ra lời khuyên: Trong quá trình ôn tập, các em cần nắm chắc kiến thức cơ bản, rồi mở rộng kiến thức và vận dụng kiến thức. Cách tốt nhất là luyện đề và tập làm như bài thi thật.

Theo cô Lê Thị Nga - GV Lịch sử Trường THPT Thới Lai (Cần Thơ), khi ôn chuyên đề "Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh", HS cần lưu ý: Ở mức nhận biết, phải nêu được những biến đổi của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt. Đến phần thông hiểu, các em giải thích được tại sao sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra điều kiện để giải quyết xung đột, tranh chấp ở nhiều khu vực trên thế giới. Lên đến mức vận dụng thấp, HS cần phân tích được sự điều chỉnh trong chiến lược của các quốc gia, tập trung phát triển kinh tế. Đồng thời phân tích được nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới. Ở mức vận dụng cao, các em cần đánh giá tác động của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đối với các quốc gia. Từ đó liên hệ với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Theo cô Lê Thị Nga, với chuyên đề “Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh”, các em cần tập trung cao độ. Ở giai đoạn “nước rút”, một số HS thường có biểu hiện mệt mỏi, ý thức học tập không cao. Vì thế, cách tốt nhất, sau khi học trên lớp, các em nên tự hệ thống lại kiến thức một lần nữa để ghi nhớ và nhớ sâu kiến thức của bài học.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.